| Hotline: 0983.970.780

Sâu đục thân, đục bắp hại ngô

Thứ Ba 19/04/2011 , 10:58 (GMT+7)

Sâu đục thân, đục bắp cây ngô (Ostrinia nubilalis), là một trong vài loài dịch hại nguy hiểm nhất đối với cây ngô của nước ta hiện nay.

Sâu đục thân, đục bắp cây ngô (Ostrinia nubilalis), là một trong vài loài dịch hại nguy hiểm nhất đối với cây ngô của nước ta hiện nay. Chúng thường gây hại khá nặng (tỷ lệ cây bị hại có khi lên đến 80-90%) và rất phổ biến ở nhiều vùng trồng ngô của nước ta, nhất là vào mùa mưa.

Con trưởng thành cái dài khoảng 13-15mm, sải cánh rộng khoảng 30mm, cánh trước mầu vàng nhạt. Con đực nhỏ hơn, mầu nâu vàng. Chúng hoạt động về đêm, ban ngày thường ẩn nấp trong bẹ lá hay trong nõn lá non.

Con cái đẻ trứng thành từng ổ gần gân chính ở mặt sau của những lá bánh tẻ, mỗi ổ vài chục trứng, đôi khi trên trăm trứng. Một con cái có thể đẻ 300-500 trứng (cá biệt trên 1.000 trứng), khi mới đẻ trứng có mầu trắng sữa.

Sâu có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây ngô, nhưng thường hại nhiều nhất từ khi cây trỗ cờ đến hình thành bắp.

Sâu non có 5 tuổi. Khi còn nhỏ sâu cắn nõn lá non hay cuống hoa đực, khi lá mở ra sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau, nếu nặng có thể làm rách lá. Khi lớn, sâu đục vào cắn phá phần mô mềm bên trong thân cây (quan sát sẽ thấy trên thân cây có nhiều lỗ thủng, xung quanh bám nhiều cục phân sâu), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và nước trong cây, làm cho cây suy yếu, còi cọc, phát triển kém, giảm năng suất và phẩm chất hạt (gặp gió to cây có thể bị gẫy ngang). Ngoài thân lá, sâu còn đục vào cuống hoa đực làm hoa bị chết khô không còn hạt phấn thụ cho hoa cái, hoặc đục xuyên qua lá bao vào cắn phá hạt, gây thất thu lớn cho năng suất.

Đẫy sức, sâu hóa nhộng ở ngay đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ lá, lõi bắp hoặc lá bao.

Ngoài cây ngô, sâu còn gây hại nhiều cây trồng khác như cao lương, kê, bông, đay, cà và một số loại thức ăn gia súc thuộc họ hòa thảo... nên việc phòng trừ chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do thức ăn của chúng thường xuyên có mặt trên đồng ruộng.

Muốn hạn chế tác hại của sâu, bà con phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ ngày từ đầu vụ. Sau đây là một số biện pháp chính:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 77 ra ngày 19/4/2011)

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Quảng Trị chưa có địa phương nào thành lập được đội bắt chó thả rông

Bệnh dại đã xuất hiện nhưng tỷ lệ tiêm phòng tại Quảng Trị vẫn đạt thấp, các đội bắt chó thả rông cũng chưa được thành lập theo kế hoạch.

Trồng sắn phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt, năng suất tăng gấp đôi

PHÚ YÊN Ngay vụ đầu thử nghiệm, mô hình trồng sắn phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt đã cho năng suất 50 tấn/ha, trong khi cách trồng truyền thống chỉ đạt từ 15 - 18 tấn/ha.