| Hotline: 0983.970.780

Sẽ có thêm nhiều làng ung thư

Thứ Sáu 16/11/2012 , 10:19 (GMT+7)

PGS.TS Lê Đình Roanh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát hiện sớm ung thư, dự đoán sẽ ngày càng có thêm nhiều làng ung thư hơn nữa.

Khi phóng viên NNVN đề cập đến câu chuyện một gia đình có tới 3-4 người chết vì ung thư, PGS.TS Lê Đình Roanh không tỏ vẻ ngạc nhiên. Thậm chí ông còn dự đoán, người tử vong vì căn bệnh quái ác đó sẽ ngày càng gia tăng và sẽ có thêm nhiều làng ung thư hơn nữa.


PGS.TS Lê Đình Roanh (bên trái) đang tiếp bệnh nhân

Căn cứ vào đâu ông lại có dự báo về tỉ lệ người chết vì căn bệnh ung thư sẽ ngày càng nhiều lên?

Dành gần hết cuộc đời để làm công việc nghiên cứu về các căn bệnh ung thư nhưng chưa bao giờ tôi lại thấy bệnh nhân nhiều như lúc này. Nhiều nhất đối với nam giới là ung thư dạ dày, gan. Với phụ nữ thì chủ yếu là ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

PGS.TS Lê Đình Roanh kiểm tra mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân nghi ung thư

Để có số liệu cụ thể thì rất khó, nhưng tôi có thể minh chứng bằng tỉ lệ bệnh nhân vào chữa trị tại Bệnh viện K để cho nhà báo được rõ. Nếu như trước năm 1960, BV chỉ có duy nhất một khoa Ung thư, thì đến những năm 1980 thì có cả một bệnh viện. Còn bây giờ bạn thử vào một lúc mà xem, bệnh nhân lúc nào cũng chật cứng, đông đúc. Lãnh đạo đã phải xây dựng thêm BV K thứ 2, thứ 3 rồi nhưng vẫn không hề giảm tải được số bệnh nhân quá nhiều như vậy. Ngay bản thân các bác sĩ mỗi ngày phải khám hàng trăm người nên không có đủ thời gian để tư vấn thêm cho bệnh nhân được.

Theo ghi nhận mới nhất của NNVN, tại nhiều địa phương nhất là các vùng nông thôn số người dân tử vong vì căn bệnh ung thư ngày càng nhiều. Có gia đình có tới 4 người chết vì căn bệnh này. Ông nói sao về chuyện này?

Danh sách địa phương có số bệnh nhân điều trị tại BV K nhiều (tính từ năm 2007- 2011):

Hà Nội: 16.884; Thanh Hóa: 5569; Nam Định: 5334; Nghệ An: 5051; Thái Bình: 4461; Hải Dương 3841; Hải Phòng: 3567; Hưng Yên: 2898; Phú Thọ: 2808; Quảng Ninh: 2719; Bắc Giang: 2410; Bắc Ninh; 2392; Ninh Bình; 2161.

Ung thư đã và đang là vấn đề lớn đối với sức khởe cộng đồng. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 12,7 triệu người mắc mới; trên 7,6 triệu người tử vong và khoảng 30 triệu người đang sống chung với căn bệnh ung thư. Riêng tại Việt Nam có khoảng 150.000 người mắc mới và 75.000 người tử vong vì ung thư mỗi năm. Đặc biệt, tỉ lệ người mắc ung thư mới đang có xu hướng gia tăng tại nhiều địa phương, nhất là những nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tỉ lệ mắc ung thư cũng tăng theo tuổi, hầu hết tử vong trong độ tuổi giữa 55 và 75. Ở nhóm tuổi này do có sự tích lũy đột biến của tế bào thân với sự xuất hiện các u ác tính. Sự giảm tiềm năng miễn dịch kết hợp với tuổi cũng có thể là một yếu tố làm ung thư tăng theo tuổi. Và nguy hiểm nhất là ngày càng có nhiều trẻ em dưới 15 tuổi tử vong về căn bệnh quái ác này. Nhiều nhất là ung thư như bệnh bạch cầu, u của hệ thống thần kinh trung ương, u lympho, sacom mô mềm và sacom xương.

Tôi cũng từng khảo sát tại nhiều địa phương ở Việt Nam thì thấy rằng, có tới 65% người bệnh mắc ung thư do yếu tố môi trường, địa lý. Và vùng nào có nhiều nhà máy hóa chất, có nhiều mỏ thì vùng đó có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư cao hơn hẳn. Lý do bởi nhà máy thải ra nhiều chất độc có khả năng sinh ung thư rất cao. Hay là cả việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều không tác động trực tiếp nhưng khi vào cơ thể sẽ tạo ra một thứ chất mới là mầm mống của bệnh ung thư này.

Tại sao vậy, thưa ông?

Trong 5 năm (2007- 2011), tại Bệnh viện K có 80.254 bệnh nhân ung thư đến điều trị, trong đó nam giới chiếm 40,1%, nữ chiếm 59,9%. Số lượng bệnh nhân đến điều trị ngày càng đông, chủ yếu đang sinh sống ở các tỉnh phía Bắc và nhiều nhất là ung thư vú, phổi. Trong tổng số 64.453 ca bệnh có xếp giai đoạn thì khoảng 45.500 ca điều trị ở giai đoạn 1.

Nhiều năm nghiên cứu về căn bệnh này tôi phát hiện được rằng, tổn hại di truyền là trung tâm tạo ung thư. Hiện có 3 tác nhân gây tổn hại này là hóa chất, năng lượng bức xạ và vi khuẩn. Riêng về bức xạ, cả trẻ em và người lớn nếu từng xạ trị ở cổ, vú thì có nguy cơ mắc ung thư thứ phát rất cao. Nhiều người cứ nghĩ thuốc lá là một trong những hóa chất gây ung thư vòm họng nhưng đó lại không chính xác bởi bệnh nhân mắc ung thư vòm họng lại mắc từ virus khác. Thuốc lá chỉ là 1 trong nhiều tác nhân gây ra bệnh ung thư này thôi.

Phải chăng ngành y tế chưa coi bệnh này là quan trọng, cần thiết phải đầu tư thưa ông?

Tôi không thể bình luận được điều này bởi chỉ là người làm công việc chuyên môn. Tuy nhiên, tôi chỉ dẫn giải ra một số căn bệnh đang có tỉ lệ người mắc cao như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư phổi chẳng hạn. Đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có một chương trình sàng lọc quốc gia nào về bệnh ung thư cổ tử cung trong khi đây là trong tầm tay của chúng ta, có thể sàng lọc bằng cách tán tế bào học ở âm đạo 6 tháng/lần cho phụ nữ. Hoặc chị em phụ nữ có thể tự phát hiện sớm ung thư vú nhưng có cơ quan y tế nào đứng ra tổ chức đâu. Trong khi bệnh này nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tại một số nước trên thế giới, tôi thấy người ta đầu tư rất nhiều cho bệnh này. Rất nhiều địa phương có những chiếc xe đẩy chụp bệnh phổi để sàng lọc bệnh nhanh.

Ông nói nơi nào có nhiều nhà máy, khu công nghiệp thì nơi đó bệnh nhân mắc bệnh ung thư nhiều?

Đúng vậy. Để cho chính xác rất cần cơ quan chức năng vào cuộc để tiến hành nghiên cứu về nguồn nước, không khí, thói quen ăn uống, sinh hoạt của người dân. Thế nhưng, như tôi nói với bạn rồi đấy, hiện nay công tác dự phòng chúng ta rất kém, chúng ta chưa hề có khuyến cáo nào cho người dân phải ăn uống thế nào cho an toàn. Quan trọng hơn cả là hóa dự phòng bằng một số chất có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh ung thư này như tinh chất trà xanh, tinh chất nghệ, tinh chất đậu tương, sụn vi cá mập…

Xin cảm ơn ông!

BS Bùi Diệu, Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), cho biết, theo nghiên cứu năm 2011 tại Hà Nội, Huế, TP HCM cho thấy : 2% người dân không biết đến một loại ung thư nào; 16,7% không biết bất kỳ nguyên nhân nào và có tới 4,7% không biết đến biện pháp để phòng chống ung thư. Cũng theo BS Diệu, đa số người dân cho rằng nên khám điều trị tại cơ sở y tế sớm khi phát hiện dấu hiệu bất thường. Có tới 91,3% người dân biết cách phát hiện ung thư. Tuy nhiên chỉ có 45% biết là phải đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện. Và có gần 2% nghĩ tự điều trị và 3% không làm gì nếu biết mình bị bệnh ung thư.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm