| Hotline: 0983.970.780

Sếu đỏ 3EC

Thứ Sáu 23/03/2018 , 07:25 (GMT+7)

Sếu đỏ 3EC là thuốc trừ sâu có hoạt chất Acetamiprid (30 gram/lít) được phát minh vào thập niên 1980 và được dùng rộng rãi trên thế giới.

Hoạt chất: Acetamiprid (30 gram/lít)

10-16-01-seu-do-3ec-450ml101900168

Acetamiprid thuộc nhóm Lân hữu cơ, dễ tan trong nước và dễ bay hơi, thuốc phổ rộng đặc trị côn trùng ăn lá và chích hút thuộc nhóm nửa cánh (Hemiptera) như rầy mềm, nhóm cánh vẩy (Lepidoptera) như sâu ăn lá các loại, nhóm cánh viền (Thysanoptera) như bọ trĩ…

Thuốc có tính tiếp xúc, vị độc, nội hấp, thấm sâu (có thể bảo vệ cả hai bề mặt lá), tác động diệt sâu mạnh, tức thời do tác động trực tiếp đến hệ thần kinh vận động, điều khiển quá trình sinh sống và chích hút của côn trùng khiến côn trùng một khi trúng phải thuốc sẽ tê liệt và chết nhanh (trong vòng 30 phút).

Acetamiprid được biết tác động đến giai đoạn trứng, ấu trùng, thành trùng, nói chung ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của côn trùng.

Tùy mục đích sử dụng, Acetamiprid có thể được sản xuất dưới dạng nhũ dầu (EC), bột thấm nước (WP), bột tan trong nước (SP), dạng cốm (WG), dạng hạt (GR), dạng thuốc tạo khói (FU)… để tùy trường hợp dùng phun lên lá hay xử lý đất.

Acetamiprid đặc trị côn trùng chích hút và miệng nhai như bọ trĩ, rầy, rầy mềm, rệp, bọ phấn, dòi đục lá, ruồi trắng, sâu vẽ bùa trên các loại rau ăn lá, cây ăn trái, lúa, đậu, bắp, cây cảnh…

Theo tài liệu, ở nước ngoài, hoạt chất này rất công hiệu để trừ ấu trùng (dòi) ruồi đục quả trên cây ăn trái (cherry) và còn dùng trong nhà để trừ rận, chí trong chăn màn.

Acetamiprid nhìn chung dễ phân hủy, gây kích ứng da và mắt, ít tồn lưu trong đất, ít gây ô nhiễm nguồn nước, tuy nhiên trong một số trường hợp, thuốc tồn lưu lâu trong môi trường nước, tương đối độc với cá, sinh vật thủy sinh, ong mật, rất độc với chim.

Sếu đỏ 3EC với hoạt chất Acetamiprid (30 gram/lít) được Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn đăng ký dùng trừ rầy nâu hại lúa, liều khuyến cáo: 1,5 – 2 lít/ha, tức pha 80 ml/16 lít nước hay pha 120 ml/bình 25 lít nước. Tùy mật số rầy trên ruộng có thể phun 2 - 3 bình 16 lít hay 1,5 bình 25 lít cho 1.000 m2.

Nên phun khi rầy mới xuất hiện, tuổi nhỏ rầy dễ nhiễm thuốc, hiệu quả phòng trừ cao. Phun vào gốc nơi rầy sinh sống và gây hại, có thể phun sáng sớm hoặc chiều mát, cần phun đủ lượng nước và thuốc theo khuyến cáo.

Sếu đỏ 3EC có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu, bệnh khác.

Để tăng hiệu lực trừ sâu rầy, có thể pha chung với thuốc trừ sâu gốc Cúc tổng hợp, Carbamate hay Lân hữu cơ như SecSaigon 10EC, Sairifos 585EC , Gà nòi 95SP hay Sagometro 50WG.

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.