| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: Cấp mã số cho vùng sản xuất cây ăn trái đặc sản theo VietGAP

Thứ Ba 13/08/2019 , 16:04 (GMT+7)

Tỉnh Sóc Trăng đã triển khai cấp mã số (code) cho vùng cây ăn trái đặc sản theo VietGAP, hữu cơ đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc từ thị trường xuất khẩu.

Vú sữa xuất khẩu sang Mỹ được cấp mã số.

Chi cục Trồng trọt và BVTV Sóc Trăng cho biết, trong năm 2019 tiếp tục cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu bưởi, 3 mã code vùng trồng xoài, 3 mã code vùng trồng nhãn và 4 mã code vùng trồng vú sữa. Bên cạnh đó xây dựng 2 HTX đạt chứng nhận VietGAP cây bưởi và vú sữa với khoảng 70-80 ha.  

Thực hiện dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản 2018-2021 và định hướng đến năm 2025, đến nay mô hình sản xuất VietGAP trên cây ăn trái toàn tỉnh duy trì với diện tích 265 ha của 292 hộ nhà vườn (cam sành, cam xoàn trên 97 ha; nhãn tiêu da bò 47,5 ha; mãng cầu gai 34 ha; xoài cát Chu 42 ha; bưởi da xanh 11 ha; vú sữa 32 ha).

Nhằm nỗ lực giải quyết khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, tỉnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết với các HTX sản xuất cây ăn trái đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn liền với địa danh như cam sành (Ba Trinh), mãng cầu (Ngã Năm), vú sữa, xoài (Kế Sách).

Đã xây dựng 3 mã code vùng trồng vú sữa với diện tích trên 46 ha của 44 hộ cho 2 Tổ hợp tác và HTX ở xã Xuân Hòa và Trinh Phú, huyện Kế Sách. Liên kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty XNK Chánh Thu (Bến Tre) và Công ty XNK Vina T&T (TP.HCM) xuất khẩu sang Mỹ lô hàng đầu tiên với sản lượng trên 32 tấn. Các THT, HTX còn ký kết với HTX Nông sản sạch Vĩnh Thới (Đồng Tháp) tiêu thụ gần 12 tấn trái cây vào phân khúc thị trường cao cấp.

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.