| Hotline: 0983.970.780

Sống bên miệng vực

Thứ Hai 02/04/2012 , 10:11 (GMT+7)

Đó là hoàn cảnh của người dân bản Phiêng Sa, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình...

Đó là hoàn cảnh của người dân bản Phiêng Sa, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình. Cứ sau mỗi trận mưa, vết nứt lại rộng ra và ăn dần vào nền nhà của các hộ dân. 

Căn nhà sàn của vợ chồng chị Hà Thị Liên thuộc diện báo động đỏ. Hôm chúng tôi đến, chị Liên đang nấu cơm trưa. Căn nhà tuềnh toàng chẳng có gì đáng giá. Giữa sàn bếp và sàn nhà chênh nhau hàng mét. Tôi định bước xuống gian bếp, chị Liên ngăn lại: "Ấy, đừng xuống, ở dưới này nguy hiểm lắm. Đông người xuống dễ sập bếp đấy". Rồi, chị Liên giải thích: "Trước đây sàn bếp và sàn nhà bằng nhau. Nó bị chênh thế này là do nền nhà bị lún".

Tất cả những chân cột của nhà chị Liên đều phải kê kích thêm. Có những cột phải đôn thêm mấy hòn đá. Đặc biệt là những cột ở gian bếp chênh vênh sắp đổ. Phía dưới chân cột là vết nứt dài to bằng cột nhà đang liếm dần vào chân cột. "Trời mưa thì cả nhà phải sang hàng xóm ở nhờ. Mưa xong vết nứt rộng thêm. Vườn rau, chuồng gà đã mất, giờ đến ngôi nhà, tôi cũng đang lo không giữ được”, chị Liên buồn rầu.

Vườn rau nhà chị Liên đã bị trôi xuống vực

Thấy chúng tôi đứng chụp ảnh, ông Hà Văn Sơn - hàng xóm của chị Liên, cũng từ trên nhà đi xuống để bày tỏ nỗi lo. Theo hướng chỉ tay của ông Sơn, vết nứt to và dài hàng trăm mét chạy qua nhà của hàng chục hộ dân. Gà vịt rơi xuống là mất hút. Các hộ dân tạm thời dùng đất đá lấp nó lại.

Cách đây 2 năm, ông Sơn mới chuyển đến đây, tổng diện tích nhà ông là 300m2, giờ chỉ còn lại hơn 100m2. Miệng vực như một con quái thú khổng lồ gặm dần vào chân nhà ông. Điều ông lo lắng hơn cả là nhà nghèo, giờ 7 thành viên trong gia đình cũng chưa biết chuyển đi đâu.

Với tốc độ lún nứt như thời gian gần đây chẳng mấy chốc nhà của các hộ dân bản Phiêng Sa bị núi lở kéo cả xuống vực. So với những bản người Thái khác ở Mai Châu, bản Phiêng Sa có số phận long đong. Trước đây bản ở cạnh QL 6, cuộc sống của họ khi đó thật yên bình. Năm 2007, cơn bão số 5 tràn qua đây, những đỉnh núi đổ ập xuống bản. 35 hộ dân phải di chuyển lên điểm tái định cư mới. 

Bản Phiêng Sa đang ở bên miệng vực

Sau mấy năm cuộc sống của bà con đã dần ổn định. Tuy nhiên giờ đây khu ở mới này đang sạt lở với tốc độ nhanh chóng. “Mùa khô còn đỡ, chứ mùa mưa sắp tới bà con cũng chưa biết xoay xở ra sao nữa. Thôi thì cố được ngày nào tốt ngày đó”, ông Hà Văn Tiến, Trưởng bản Phiêng Sa cho biết.

Theo ông Tiến, hiện có 35 hộ gia đình với gần trăm nhân khẩu đứng trước nguy cơ mất nhà cửa. Họ cũng chưa biết chuyển đi đâu về đâu. 

Gần đây có nhiều đoàn công tác của tỉnh Hoà Bình đến Phiêng Sa để khảo sát và kiểm tra nhưng họ đến rồi đi chứ chưa có hồi âm gì. Ông Vì Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Đồng Bảng lo lắng: “Vết nứt đã báo trước. Mùa mưa lũ đang đến gần. Nếu sạt lở hậu quả sẽ không lường. Đồng Bảng là xã không có mặt bằng, phần lớn người dân bám núi đồi làm nhà sinh sống. Mấy năm nay chẳng thể an cư lạc nghiệp. Nguy cơ sạt lở ở khu tái định cư Phiêng Sa cũng đã được UBND xã báo cáo lên các cơ quan chức năng. Mong muốn được cấp trên sớm triển khai giải pháp bảo đảm an toàn tổn định cuộc sống lâu dài cho người dân”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm