| Hotline: 0983.970.780

Sống dở chết dở bên cơ sở tái chế nhựa

Thứ Ba 27/08/2019 , 11:05 (GMT+7)

Đó là thực trạng của người dân ở cầu Suối Đá, thôn Khánh Thành Bắc, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) khi cơ sở tái chế nhựa mọc lên trên địa bàn.

Ngửi mùi khói là đau đầu

Theo người dân khu vực Suối Đá, thôn Khánh Thành Bắc, từ giữa năm 2018, cơ sở tái chế nhựa đã qua sử dụng để sản xuất bột nhựa bắt đầu hoạt động trên địa bàn cũng là lúc người dân ở đây “sống dở chết dở”. Vì mùi khói từ cơ sở này bốc ra làm họ đau đầu nhức óc, chịu không thấu.

16-37-56_1
Người dân thôn Khánh Thành Bắc rất bức xúc về cơ sở tái chế nhựa gây ô nhiễm.

Bà Võ Thị Ngọc Xuân, một người dân sống gần cơ sở này bức xúc: Tôi năm nay 65 tuổi rồi, nên sức khỏe hơi yếu. Khi ngửi mùi khói bốc ra từ cơ sở tái chế nhựa là người tự dưng khó thở, tức ngực, đau đầu. Những lúc như thế, nếu tôi không bịt khẩu trang thì cứ ngồi mà ôm đầu cắn rắng chịu đựng. Chúng tôi rất bức xúc khi một cơ sở tái chế nhựa độc hại mà mọc lên giữa khu dân cư.

Cùng nỗi khổ như bà Xuân, ông Nguyễn Văn Đức người cùng thôn nói: Khi cơ sở hoạt động vào ban đêm thì y như rằng đêm hôm ấy gia đình mất ngủ vì ngửi mùi khói khó chịu. Còn hoạt động vào ban ngày thì các gia đình phải đóng cửa lại, nằm im trong nhà không làm gì được. Bởi nếu ra ngoài mà làm vườn hít phải mùi khói khi vào ăn cơm sẽ muốn nôn ói, khó chịu. Hơn 10 ngày nay, tôi bị ho, đau đầu, người muốn sốt là cũng do cơ sở này hoạt động.

16-37-56_2
Một lao động cho biết, rác thải này mới được cơ sở mua về.

Còn ông Lê Văn Thuận, tổ trưởng tổ an ninh số 1, thôn Khánh Thành Bắc, cho biết, ông đã nhận được nhiều phản ánh của người dân về cơ sở nhựa này gây ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe. Ngay bản thân ông cũng cảm thấy khó chịu khi hít mùi khói này. Ông cho biết, những bức xúc người dân đã được ông và nhiều người ký đơn gửi đến chính quyền xã và huyện để giải quyết, yêu cầu cơ sở phải di dời nơi khác.
 

Xử phạt nhưng vẫn bất chấp

Về những bức xúc của người dân, khi PV liên lạc với lãnh đạo huyện Cam Lâm, được biết, chính quyền đã nhận đơn phản ánh và đang chỉ đạo cơ quan chức năng và UBND xã Suối Cát kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền.

Làm việc với Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Chủ tịch UBND xã Suối Cát, bà cho biết, mặc dù địa phương đã vào cuộc nhắc nhở, lập biên bản, xử phạt cơ sở này nhiều lần và yêu cầu ngừng hoạt động vì chưa hoàn tất giấy tờ liên quan cho phép hoạt động, nhưng cơ sở vẫn lén lút hoạt động vào ban đêm, có lúc vào 1- 2 giờ sáng.

16-37-56_3
Cở sở tái chế nhựa được xây dựng rất thô sơ.

“Địa phương cũng kiến nghị, đề xuất lên UBND huyện. Sau đó, huyện chỉ đạo ngành công an mà trực tiếp là đội công an kinh kế, môi trường phối hợp với địa phương xử lý, lập biên bản. Mới đây nhất là ngày 8/8, UBND huyện đã ra quyết định xử phạt hành chính chủ cơ sở là ông Phạm Văn Duy, ở phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang) với 2,5 triệu đồng, vì hành vi không có kế hoạch bảo vệ môi trường”, bà Yến cho hay.

Thế nhưng việc xử phạt của xã Suối Cát và huyện Cam Lâm dường như chẳng ăn thua, bởi sau xử phạt cơ sở càng hoạt động rầm rộ hơn, bất chấp thời gian và giờ giấc. Có mặt tại cơ sở vào sáng 20/8, chúng tôi không gặp ông Duy, chỉ có vài lao động đang ngồi chờ lệnh làm việc.

16-37-56_4
Thành phẩm bột nhựa sau khi được tái chế từ nhựa thải.

Một lao động ở đây cho biết, hiện rác mới được chủ mua chở về nên chưa tái chế. Và, quy trình sản xuất ra bột nhựa là rác thải mua về cho vào băng chuyền, sau đó qua hệ thống lọc, rửa, tiếp đến cho vào máy xay cho ra hạt nhựa nhỏ bằng đầu đũa. “Quá trình sản xuất ra bột nhựa như vậy có khói bốc ra. Và nước thải từ việc sản xuất này đổ thẳng ra hố phía sau cơ sở”, lao động này thừa nhận.

Bà Yến cho biết, quan điểm trước sau của địa phương là một cơ sở hoạt động gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe bà con thì không để tồn tại. Do đó, thời gian tới xã sẽ có báo cáo kiến nghị, đề xuất huyện chỉ đạo hỗ trợ và hướng dẫn địa phương giải quyết dứt điểm đối với cơ sở hoạt động tái chế nhựa này.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.