| Hotline: 0983.970.780

Sữa chua tăng cường sức khỏe

Thứ Ba 19/03/2013 , 08:49 (GMT+7)

Có người xem sữa chua là một vắc-xin tự nhiên, rất tốt cho đường ruột và hệ tiêu hoá của con người. Có đúng như vậy không?

* Có người xem sữa chua là một vắc-xin tự nhiên, rất tốt cho đường ruột và hệ tiêu hoá của con người. Có đúng như vậy không?

Vương Thị Lợi, Quảng Xương, Thanh Hóa

Sữa chua không phải là vacxin nhưng cũng có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh đường tiêu hóa và tăng cường sức khỏe. Từ xa xưa người ta đã biết tới công dụng của sữa chua, nhưng hiện nay sữa chua được xếp vào diện sản phẩm Probiotic (dạng uống) cùng có tác dụng như các dạng viên nang, dạng cốm... Probiotic theo nghĩa gốc, “biotic” hay “biosis” từ chữ “life” là đời sống, và “pro” là thân thiện, nên probiotic có thể hiểu theo nghĩa cái gì thân thiện với đời sống con người. Hiểu sát nghĩa hơn, đó là chất bổ sung dinh dưỡng chứa những vi khuẩn hay nấm men có ích.

Theo định nghĩa của Tổ chức lương nông thế giới (FAO) hay Tổ chức Y tế thế giới (WHO), probiotic là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của vật chủ. Các vi khuẩn lành mạnh này là một phần của hệ thống miễn dịch và giúp ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn. Trong ruột, chúng phá vỡ các thực phẩm con người hay động vật ăn vào để cung cấp một nguồn năng lượng cho các tế bào trong ruột. Probiotic có thể là sản phẩm tự nhiên hoặc đã được tự sản xuất theo các nghiên cứu công nghệ sinh học.

Các sản phẩm này gồm sữa chua, đồ uống từ sữa chua, sữa lên men và chưa lên men, đậu tương lên men và một số nước hoa quả, đồ uống lên mên. Đặc biệt là các chế phẩm dưới dạng viên nang, viên nén, cốm, bột đông khô chứa với số lượng lớn các vi sinh vật có lợi đã được lựa chọn kỹ lưỡng. Nếu được đưa vào cơ thể với số lượng được kiểm soát hợp lí chúng sẽ tăng cường sức khỏe cho người sử dụng.

* Cháu làm nông nghiệp. Dù đeo gang tay và đi ủng ra ruộng nhưng chân tay cháu vẫn bị nước ăn chân. Có thuốc nào trị khỏi bệnh này không?

Lê Kim Thịnh, Đông Hưng, Thái Bình

Theo BS. Bùi Duy thì nước ăn chân còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, thường xảy ra vào mùa hè, đợt mưa dầm hoặc ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt: Phải lội bùn, làm việc trên ruộng nước, chống lụt bão, cũng có khi ở người đi giầy kín, ra mồ hôi chân. Bệnh bắt đầu xuất hiện ở giữa kẽ ngón chân thứ 3 và 4. Kẽ ngón chân có hiện tượng bong xước da có màu hơi vàng, chảy dịch, có thể có các mụn nước ở kẽ chân sau đó lan sang các kẽ ngón chân khác hay lên mu bàn chân hoặc xuống lòng bàn chân. Người bị mắc bệnh rất ngứa ngáy khó chịu. Điều trị nước ăn chân thường dùng các thuốc sau đây:

Dung dịch BSI 2% (còn gọi là cồn hắc lào, thành phần gồm: acid benzoic, acid salicylic, iod và cồn 70o), ngày bôi 1 đến 2 lần. Cấm dùng để uống. Cồn ASA (thành phần gồm: aspirin, natri salicylat pha trong cồn 70o). Dùng bông thấm nước hoặc miếng gạc mỏng thấm cồn ASA, rồi bôi lên vùng có bệnh, ngày bôi 1-2 lần. Các loại thuốc mỡ chứa kháng sinh chống nấm như: nizoral, canesten, ketoconazol, ticonazol... Cần lau sạch, làm khô vết thương trước khi bôi thuốc, bôi 3-4 lần/ngày. Nếu tổn thương nặng có thể kết hợp với uống thuốc chống nấm như griseofulvin, nizoral hoặc sporal...

* Tại sao có người đeo bạc lại sáng nhưng có người đeo bị đen? Có cách nào giúp giữ bạc luôn sáng không?

Nguyễn Thị Lịch, Hạ Hòa, Phú Thọ

Bạc để lâu không đeo, vẫn có thể bị đen như bình thường nếu nơi bạn để bạc có chứa trong không khí hợp chất của lưu huỳnh (chắc chắn là có, chỉ có điều nhiều hay ít mà thôi). Với những người tuyến mồ hôi có chứa nhiều lưu huỳnh, bạc sẽ mau bị đen, và thực tế thì những người này không nên đeo bạc, vì bạc nguyên chất hay bạc hợp kim (925 chẳng hạn) đều nhanh chóng bị đen, xỉn màu. Có những người tuyến mồ hôi ít hoặc không chứa lưu huỳnh thì có thể đeo bạc.

Thậm chí một số người tuyến mồ hôi có khả năng khử muối bạc-lưu huỳnh, nên khi đeo bạc, thì bạc lúc nào cũng sáng bóng. Bạn nên tháo trang sức mỗi khi tiếp xúc với các dung dịch, để có thể bảo quản trang sức bạc tốt hơn. Sau khi tắm suối nước nóng, có thể thấy bạc bị đen, bởi vì trong nước nóng có hidrosunfua, nhanh chóng tạo thành muối bạc-lưu huỳnh và làm bạc bị đen.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm