| Hotline: 0983.970.780

Tái đàn lợn còn vướng nhiều khó khăn

Thứ Tư 20/05/2020 , 08:42 (GMT+7)

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song công tác tái đàn chăn nuôi vẫn gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khác nhau.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi đi kiểm tra công tác tái đàn chăn nuôi lợn tại Hà Nam. Ảnh: Nguyên Huân.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi đi kiểm tra công tác tái đàn chăn nuôi lợn tại Hà Nam. Ảnh: Nguyên Huân.

Báo cáo tại Hội nghị thúc đẩy tái đàn chăn nuôi lợn tổ chức mới đây, Cục Chăn nuôi cho biết, hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang rất nguy hiểm đối với lợn, virus có sức đề kháng cao, đường lây truyền phức tạp, chưa có vắc xin phòng bệnh.

Bên cạnh đó, chăn nuôi nhỏ lẻ còn phổ biến, cơ sở vật chất hạn chế, khó áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, do đó người chăn nuôi nhỏ lẻ sợ dịch bệnh tái phát trở lại.

Một số địa phương đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi, nhưng chậm công bố, thông báo hết dịch. Mặt khác, không ít địa phương chưa thực sự quyết tâm trong chỉ đạo, hướng dẫn tái đàn, tăng đàn vì e ngại tái phát dịch sẽ phát sinh hệ lụy cho địa phương.

Một số địa phương chậm thanh toán tiền hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi cho người dân nên người chăn nuôi chưa có tiền để tiếp tục sản xuất. Mặt khác, người chăn nuôi cũng gặp khó khăn khi tiếp cận chính sách về tín dụng, lãi suất ưu đãi để tái đàn, tăng đàn.

Đặc biệt, do các tháng 5, 6 và 7/2019 là giai đoạn cao điểm của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, các cơ sở chăn nuôi lợn không cho phối hoặc hạn chế phối giống, nên ảnh hưởng đến nguồn cung con giống ở giai đoạn đầu năm 2020.

Từ cuối tháng 8/2019 các cơ sở chăn nuôi lớn mới cho phối giống và tăng đàn lợn thịt, các cơ sở chăn nuôi nhỏ phải cuối năm 2019 đầu 2020 mới tái đàn, như vậy dự kiến đến quý III, quý IV/2020 mới đảm bảo cơ bản nhu cầu lợn giống, lợn thương phẩm.

Đồng thời, vừa qua các doanh nghiệp lớn sản xuất lợn giống chủ yếu thay thế trong nội bộ hệ thống trại của doanh nghiệp và mạng lưới gia công, rất hạn chế bán con giống ra ngoài, do đó, giá lợn giống hiện nay rất cao, lên đến 2,5 đến hơn 3 triệu đồng/con.

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất