| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường kiểm soát gia cầm ở biên giới phía Bắc

Thứ Tư 03/04/2013 , 10:39 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa có công điện khẩn về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới phía Bắc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa có công điện khẩn về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới phía Bắc.

Công điện nêu: Ngày 31/3/2013, Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình & Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết, đã phát hiện 3 người bị nhiễm vi rút cúm gia cầm H7N9 tại TP Thượng Hải và tỉnh An Huy (Trung Quốc). Đây là những ca bệnh đầu tiên trên thế giới nhiễm chủng vi rút cúm mới này và đã có 2 trường hợp tử vong (trường hợp thứ nhất là cụ ông 87 tuổi ở Thượng Hải, mắc bệnh ngày 19/2/2013 và tử vong ngày 4/3/2013, trường hợp thứ hai là nam giới 27 tuổi ở Thượng Hải, mắc bệnh ngày 17/2/2013 và tử vong ngày 10/3/2013) và trường hợp thứ 3 là nữ giới 35 tuổi ở TP Chuzhou, tỉnh An Hui mắc bệnh ngày 9/3/2013, đang trong tình trạng nguy cấp.

Hiện tại Trung Quốc và các nước khác trên thế giới chưa SX được vắc xin CGC chủng H7N9 để tiêm phòng cho gia cầm. Đồng thời trong những ngày qua, các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh đã tổ chức bắt giữ, tiêu hủy hàng chục nghìn con gà giống và hàng tấn gà loại thải nhập lậu qua biên giới.

Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhiễm chủng vi rút CGC H7N9 từ nước ngoài vào Việt Nam có hiệu quả, không để lây lan dịch bệnh cho người và gia cầm, Bộ NN-PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; đặc biệt là các tỉnh biên giới phía Bắc và các Bộ, ngành thành viên BCĐ Quốc gia phòng chống dịch CGC khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:

1. Nghiêm cấm tất cả các hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới các tỉnh phía Bắc, bao gồm cả hình thức cho, tặng gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

2. Chỉ đạo UBND các cấp, các ban, ngành của địa phương và các lực lượng liên quan nhất là Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú y tổ chức giám sát chặt chẽ tại các thôn, bản, các khu vực tập kết, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm, nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm khắc, triệt để đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc.

3. Tăng cường tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin về nguy cơ lây nhiễm chủng vi rút cúm mới H7N9 cho người gây tử vong và lây lan dịch bệnh cho đàn gia cầm trong nước; vận động người chăn nuôi gia cầm mua gia cầm giống từ các cơ sở có uy tín trong nước, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch thú y; tuyên truyền cho người dân chỉ mua gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, đã được cán bộ thú y kiểm tra để sử dụng làm thực phẩm.

4. Các Bộ, ngành thành viên BCĐ Quốc gia phòng chống dịch CGC căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

5. Tiếp tục áp dụng các biện pháp chủ động phòng, chống dịch khác theo tinh thần Công điện số 04/CĐ-BNN-TY ngày 5/2/2013 và Công điện số 07/CĐ-BNN-TY ngày 07/3/2013 của Bộ NN-PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống dịch CGC.

Bộ NN-PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành trong BCĐ Quốc gia phòng chống dịch CGC chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung trên. Trong quá trình chỉ đạo, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ NN-PTNT để phối hợp, xử lý kịp thời.

Xem thêm
Nuôi chồn hương bằng trái cây hiệu quả cao

Nuôi chồn hương cho ăn mít, chuối mang lại hiệu quả kinh tế cao tại trang trại của anh Nguyễn Văn Tiến ở phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.