| Hotline: 0983.970.780

Tăng sức phòng chống bệnh cúm cho gia cầm

Thứ Năm 08/12/2011 , 10:13 (GMT+7)

Biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất là tiêm vacxin cúm gia cầm đảm bảo chất lượng, đúng kỹ thuật.

Nhưng vacxin cúm gia cầm có giá rất đắt, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước và tiêm theo lịch, theo đợt trong năm, thường là thụ động. Như vậy sẽ có không ít đàn gia cầm ở nhiều nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa không được tiêm vacxin.

Xin giới thiệu kinh nghiệm chăm sóc tăng sức đề kháng cho gia cầm chống lại bệnh cúm xâm nhập.

- Cho gia cầm ăn đầy đủ khẩu phần các loại cám có chất lượng tốt và ổn định, cho uống thêm B.Complex giúp cho gia cầm khoẻ mạnh tăng sức đề kháng với bệnh.

- Những ngày giá lạnh, thả gia cầm muộn, nhốt sớm. Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi, nhốt theo nhu cầu sinh lý ngày tuổi, tháng tuổi của mỗi loại gia cầm. Giữ cho chuồng luôn khô sạch, vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả dài ngày (loại thuốc có thành phần Iot như Han Iodine 10%), khoảng 7-10 ngày phun/lần sau khi dọn chất độn chuồng.

- Cho gia cầm ngửi khói quả bồ kết định kỳ 5-7ngày lần, làm mũi gà thông thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp.

- Khoảng 2-3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần. Đập dập 2-3 củ tỏi sống, để trong không khí 15-20 phút sau đem hoà nước cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi.  

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.