| Hotline: 0983.970.780

Tăng tốc thực hiện dự án chăn nuôi lợn sau dịch

Thứ Hai 20/11/2023 , 13:52 (GMT+7)

Dịch tả lợn Châu Phi tạm lắng, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) đang khẩn trương triển khai dự án hỗ trợ chăn nuôi lợn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

Người dân khử khuẩn chuồng trại, tiếp tục tái đàn ngay sau khi hết dịch. Ảnh: Ngọc Tú. 

Người dân khử khuẩn chuồng trại, tiếp tục tái đàn ngay sau khi hết dịch. Ảnh: Ngọc Tú. 

Tháng 7/2023, Na Rì là huyện đầu tiên xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Bắc Kạn. Sau đó dịch lây lan ra 7 xã. Đến nay, đã có 5 xã hết dịch, 2 xã chưa qua 21 ngày không có ca nhiễm mới. Dù chưa thể khống chế hoàn toàn nhưng bệnh tả lợn Châu Phi chỉ còn xuất hiện lẻ tẻ. Khi dịch bệnh tạm lắng, huyện Na Rì đang nỗ lực triển khai dự án hỗ trợ chăn nuôi.

Năm nay, xã Xuân Dương (huyện Na Rì) thực hiện 1 dự án chăn nuôi lợn thịt bản địa thuộc chương trình mục tiêu quốc gia. Do ở sát vùng có dịch nên dự án phải tạm dừng từ tháng 7. Ngay sau khi địa phương lân cận hết dịch, xã Xuân Dương yêu cầu đơn vị cung ứng giống cấp ngay cho người dân.

Bà Hoàng Thị Canh (xã Xuân Dương) cho biết, để tái đàn tiếp tục chăn nuôi, gia đình phải vệ sinh, khử trùng chuồng trại rất cẩn thận. Trong quá trình chăn nuôi luôn theo dõi chặt chẽ đàn lợn, khi thấy lợn có dấu hiệu bị bệnh phải có giải pháp xử lý ngay và báo cáo với chính quyền địa phương.

Trong khi đó, ông Hoàng Văn Thưởng, Chủ tịch UBND xã Xuân Dương (huyện Na Rì) cho biết, để dự án triển khai có hiệu quả, xã đã yêu cầu đơn vị cung ứng giống phải đảm bảo con giống đạt chất lượng, sạch bệnh theo quy định. Phải xét nghiệm lô hàng con giống, người dân trực tiếp kiểm tra sau đó mới mang về nuôi. Trong quá trình nuôi phải giám sát chặt chẽ, không để phát sinh dịch bệnh, lây lân ra xung quanh.

Năm 2023, huyện Na Rì thực hiện 18 dự án chăn nuôi lợn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và một số dự án của ngành nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện đã hỗ trợ xong 8 dự án, 6 dự án đang chờ con giống để cấp cho người dân, 4 dự án bắt buộc phải chuyển sang hỗ trợ lĩnh vực khác.

Trong thời gian này, huyện Na Rì đã chỉ đạo các xã rà soát, xem xét khả năng tiếp tục thực hiện dự án để điều chỉnh phù hợp. Theo đó xã Sơn Thành, Kim Lư và thị trấn Yến Lạc thực hiện điều chỉnh dự án sang hỗ trợ người dân loại vật nuôi khác.

Các xã tiếp tục hỗ trợ người dân nuôi lợn đang đẩy nhanh tiến độ, một số xã đã cấp phát giống từ giữa tháng 10, hoàn thiện các thủ tục thanh quyết toán. 

Ông Đàm Văn Luận, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Sơn (huyện Na Rì) thông tin, xã đã cấp con giống cho bà con, người dân rất hưởng ứng. Trong quá trình triển khai xã đã phối hợp với bên cung ứng giống thực hiện phương án phòng dịch, đơn vị cung ứng giống cũng cam kết về chất lượng con giống, đảm bảo sạch bệnh.

Bà Hoàng Thị Thu Nguyệt, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Na Rì cho biết, dự án hỗ trợ chăn nuôi lợn năm nay gặp rất nhiều khó khăn vì dịch tả lợn Châu Phi. Tuy nhiên, huyện vẫn triển khai đảm bảo tiến độ, nỗ lực giải ngân đúng kế hoạch.

Ngoài ra, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương hướng dẫn người dân vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại, tuyên truyền người dân chăn nuôi an toàn, đảm bảo nguồn hỗ trợ phát huy hiệu quả.  Đối với 2 xã chưa công bố hết dịch tả lợn Châu Phi, huyện tiếp tục chỉ đạo nghiêm túc triển khai biện pháp phòng, chống dịch.

Chăn nuôi lợn đen bản địa giúp cải thiện thu nhập cho nhiều hộ dân ở khu vực nông thôn huyện Na Rì. Ảnh: Ngọc Tú. 

Chăn nuôi lợn đen bản địa giúp cải thiện thu nhập cho nhiều hộ dân ở khu vực nông thôn huyện Na Rì. Ảnh: Ngọc Tú. 

Tại những huyện miền núi như Na Rì, đời sống người dân còn khó khăn, chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, do đó nguồn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia rất quan trọng. Việc thực hiện dự án đúng tiến độ, đạt chất lượng sẽ giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo có thêm sinh kế, mở hướng vươn lên.

Huyện Na Rì hiện đang thực hiện chuỗi giá trị lợn đen bản địa theo hướng gia trại, hợp tác xã chăn nuôi. Tiêu biểu như HTX Trần Phú, HTX Công Thành Phát, HTX Dịch vụ tổng hợp Na Rì, HTX Nông nghiệp Liêm Thủy và nhiều hộ chăn nuôi lợn có quy mô lớn từ 50 con trở lên tại các xã Kim Lư, Sơn Thành, Văn Minh, Trần Phú. Huyện Na Rì cũng đã có sản phẩm chế biến từ lợn đen bản địa được công nhận sản phẩm OCOP. 

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất