| Hotline: 0983.970.780

TBR97 và TBR87 lập kỳ tích trên vùng đất khó

Thứ Hai 18/03/2024 , 07:00 (GMT+7)

Nông dân Cát Trinh (huyện Phù Cát, Bình Định) đã từng làm nhiều giống lúa thuần, nhưng qua sản xuất cho thấy giống TBR97 và TBR87 rất 'dễ tính’ và cho năng suất cao.

Hội tụ nhiều đặc tính ưu việt

Theo khẳng định của ông Lê Hoàng Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát (Bình Định), việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa là mấu chốt quyết định cho những vụ mùa thắng lợi. Song, việc sử dụng các giống mới có năng suất, chất lượng cao tại địa phương này còn hạn chế nên sản xuất lúa chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó những năm gần đây, ngành chức năng huyện Phù Cát không ngừng tìm tòi, chọn ra những giống lúa có chất lượng, tiềm năng năng suất sao, dễ sản xuất, gạo ngon và đặc biệt là phù hợp với thổ nhưỡng để bổ sung vào cơ cấu giống lúa của địa phương.

Tham quan mô hình trình diễn giống lúa TBR87 tại xã Cát Tân (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Tham quan mô hình trình diễn giống lúa TBR87 tại xã Cát Tân (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Từ thực tế trên, vụ đông xuân 2023 - 2024 vừa qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát đã phối hợp cùng Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung - Tây Nguyên xây dựng mô hình trình diễn 2 giống lúa TBR97 và TBR87 tại xã Cát Tân (huyện Phù Cát).

“Chúng tôi xây dựng mô hình sản xuất giống lúa thuần TBR97 với quy mô 2ha tại thôn Phong An và mô hình sản xuất giống lúa thuần TBR87 với quy mô 1ha tại thôn Kiều Huyên (xã Cát Tân). Nông dân tổ chức sản xuất theo quy trình của Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung - Tây Nguyên và quy trình do Sở NN-PTNT Bình Định ban hành”, ông Lê Hoàng Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát cho hay.

Cũng theo ông Nam, diễn biến thời tiết trên địa bàn huyện Phù Cát trong vụ đông xuân 2023 - 2024 khá phức tạp, nhiệt độ trung bình cao, gây bất lợi cho sản xuất lúa hơn những năm trước đây. Tình hình sâu bệnh cũng rất phức tạp, nhiều diện tích lúa phát sinh sâu cuốn lá, bọ trĩ bệnh đạo ôn. Giai đoạn cuối vụ thời tiết trở nóng ẩm, nắng mưa xen kẽ, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng sâu bệnh như bệnh bạc lá, lem lép hạt, sâu đục thân phát sinh gây hại.

Nông dân tham quan mô hình mê mẩn trước mã lúa rất đẹp của giống lúa TBR87 tại cánh đồng xã Cát Tân (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Nông dân tham quan mô hình mê mẩn trước mã lúa rất đẹp của giống lúa TBR87 tại cánh đồng xã Cát Tân (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Tuy nhiên, nhờ 2 giống lúa TBR97 và TBR87 có sức chống chịu tốt với sâu bệnh, đồng thời cán bộ kỹ thuật của ThaiBinh Seed và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc cây lúa, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời nên cây lúa trong mô hình phát triển rất tốt.

“Để xây dựng mô hình, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát phối hợp cùng UBND xã Cát Tân và Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức khảo sát, chọn địa điểm, chọn hộ tham gia đáp ứng đủ các tiêu chí và năng lực sản xuất. Trong đó, công tác tập huấn được quan tâm hàng đầu, nhất là các công đoạn ngâm ủ giống đúng kỹ thuật, bón phân đúng liều lượng cho từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, phát hiện kịp thời sâu bệnh, chuột gây hại để có biện pháp phòng trừ nên mức độ thiệt hại do sâu bệnh hại của ruộng trong mô hình hạn chế hơn so với ruộng ngoài mô hình”, ông Lê Hoàng Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát chia sẻ.

Nông dân Đỗ Thiện bên đám ruộng sản xuất giống lúa TBR87 của mình. Ảnh: V.Đ.T.

Nông dân Đỗ Thiện bên đám ruộng sản xuất giống lúa TBR87 của mình. Ảnh: V.Đ.T.

Nông dân khen nức nở

Theo nông dân Trần Văn Công ở thôn Phong An, xã Cát Tân (huyện Phù Cát), trong vụ đông xuân 2023 - 2024, ông là chủ nhóm gồm 6 hộ nông dân trực tiếp tham gia sản xuất mô hình giống lúa TBR97 tại địa phương. Lần đầu tiên sản xuất giống lúa TBR97 nhưng ông đã bị giống lúa này thuyết phục bởi chống chịu sâu bệnh rất tốt. “Cánh đồng Phong An là đất cát nhiễm phèn nhưng làm giống TBR97 không bón phân nhiều mà cây lúa vẫn phát triển rất tốt, năng suất lúa ước đạt 70 - 75 tạ/ha”, nông dân Trần Văn Công phấn khởi.

Cũng theo ông Công, thời tiết vụ đông xuân 2023 - 2024 vừa qua rất phức tạp, dù mưa gió ít nhưng lại xuất hiện sương muối, đặc biệt giai đoạn lúa trỗ đòng sương muối xuất hiện dày đặc nên cây lúa trên đồng hầu hết bị bệnh bạc đầu lá, nhưng riêng giống lúa TBR97 chống chịu được. Khi lúa bắt đầu trỗ, bà con bơm thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông nên cây lúa không bị bệnh gây hại.

Tham quan mô hình trình diễn giống lúa TBR97 tại xã Cát Tân (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Tham quan mô hình trình diễn giống lúa TBR97 tại xã Cát Tân (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

“Ruộng TBR97 của tôi làm trong vụ đông xuân này chưa thu hoạch nhưng nghe nông dân các địa phương lân cận từng sản xuất giống lúa này bảo cơm TBR97 mềm, dẻo nhẹ, ăn rất ngon. Đặc biệt, trong vụ đông xuân cây lúa thường phát sinh rầy, nhưng 2ha sản xuất giống lúa TBR97 của chúng tôi không hề bị nhiễm rầy, chứng tỏ giống kháng rầy rất tốt, kể cả chống chịu tốt với bệnh đạo ôn. Giống TBR97 tôi chỉ sạ 5kg/sào (500m2) nhưng nhờ giống này đẻ nhánh khỏe nên cây lúa vẫn đứng dày ruộng, cứng cây, chống đổ ngã rất tốt”, nông dân Trần Văn Công cho hay.

Nông dân Đỗ Thiện ở thôn Kiều Huyên (xã Cát Tân) cùng 7 hộ nông dân khác trong vụ đông xuân 2023 - 2024 trực tiếp sản xuất giống lúa TBR87, riêng ông Thiện sản xuất 2 sào. Theo ông Thiện, qua quá trình sản xuất, ông nhận thấy giống lúa này rất phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương.

Nông dân Trần Văn Công (phải) gặt thống kê thửa rộng sản xuất TBR97 của mình. Ảnh: V.Đ.T.

Nông dân Trần Văn Công (phải) gặt thống kê thửa rộng sản xuất TBR97 của mình. Ảnh: V.Đ.T.

“Giống TBR87 đẻ nhánh khỏe, cây lúa phát triển tốt, rất dễ tính, nhẹ phân, dễ chăm sóc, cứng cây nên chống đổ ngã tốt, đặc biệt là chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại, giống TBR87 trong vụ này ít sâu bệnh hơn các giống lúa thuần sản xuất đại trà tại địa phương”, ông Đỗ Thiện chia sẻ.

Cũng theo nhận xét của ông Thiện, nông dân ở địa phương vẫn chưa thoát được tập quán sử dụng những giống lúa cũ, nhưng những giống lúa này đã thoái hóa nên phát sinh nhiều sâu bệnh như đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá, rầy. Đặc biệt, giống lúa TBR87 trong vụ đông xuân vừa qua không phát sinh những bệnh nói trên. Năng suất lúa TBR87 của ông Thiện ước đạt 75 - 77 tạ/ha

“Khi chọn địa điểm xây dựng mô hình, ngành chức năng không để tâm chọn nơi đất tốt, mà chọn nơi gần đường giao thông để dễ theo dõi, chăm sóc nên đất sản xuất lúa TBR87 chỉ là đất trung bình, không phải là đất tốt, nhưng năng suất vẫn cao hơn những diện tích sản xuất đại trà các giống lúa thuần khác khoảng 4 - 5 tạ/ha. Giống lúa này rất nhẹ phân, với 2 sào lúa của tôi suốt cả vụ chỉ bón có 16kg phân NPK chuyên dùng mà lúa vẫn phát triển tốt”, ông Thiện chia sẻ.

Ngành chức năng cân số lúa TBR97 gặt trong diện tích 1m2 để tính năng suất thống kê. Ảnh: V.Đ.T.

Ngành chức năng cân số lúa TBR97 gặt trong diện tích 1m2 để tính năng suất thống kê. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Hà Văn Sương, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Tân, nông dân của địa phương này rất mê tiếp cận với các giống lúa mới, nhưng từ trước đến nay những giống lúa nông dân lựa chọn để đưa vào sản xuất chưa phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, lại không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nên chưa mang lại hiệu quả cao, nông dân chỉ sản xuất 1 vụ rồi thôi, vụ sau không thèm ngó ngàng đến.

“Do đó, vụ đông xuân 2023 - 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát đã phối hợp cùng Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung - Tây Nguyên xây dựng mô hình trình diễn 2 giống lúa TBR97 và TBR87 tại xã Cát Tân. Nếu vụ sản xuất này mà 2 giống lúa nói trên đạt cả về năng suất, chất lượng và phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, chắc chắn vụ sau bà con sẽ làm đại trà.

Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng tổ chức sản xuất theo chuỗi, xây dựng cánh đồng lớn và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Nếu được như vậy sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho bà con”, ông Hà Văn Sương chia sẻ.

Theo ông Hà Văn Sương, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Tân, 2 giống lúa TBR97 và TBR87 đều có các yếu tố cấu thành năng suất rất cao. Tổng số hạt/bông, số hạt chắc/bông trong cả 2 mô hình đều cao hơn so với ruộng đối chứng. Trên cùng chân ruộng, tỷ lệ hạt lép của ruộng đối chứng cao hơn ruộng trong mô hình. Năng suất thực thu của ruộng TBR97 trong mô hình bình quân đạt 72 tạ/ha, năng suất thực thu của ruộng TBR87 trong mô hình đạt 67 tạ/ha.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.