| Hotline: 0983.970.780

Tê giác chết ở VQG Cát Tiên: Bị sát hại để lấy sừng

Thứ Ba 01/06/2010 , 09:19 (GMT+7)

Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên hoang dã (WWF) cho NNVN biết, qua điều tra vụ tê giác đặc biệt quý hiếm chết ở VQG Cát Tiên cho thấy con tê giác này bị sát hại để lấy sừng là rất rõ.

Tê giác Java bị phát hiện đã bị thối rữa nên khó xác định có bao nhiêu viên đạn găm vào mình trước khi chết

Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên hoang dã (WWF) cho NNVN biết, qua điều tra vụ tê giác đặc biệt quý hiếm chết ở VQG Cát Tiên cho thấy con tê giác này bị sát hại để lấy sừng là rất rõ. Dấu vết để lại là bộ xương tê giác có viên đạn gim vào chân trái trước cũng như sọ của nó có những vết cắt.

>> Vụ tê giác chết: WWF đề nghị mở rộng điều tra, làm rõ
>> Tại Vườn Quốc gia Cát Tiên: Tê giác bị sát hại để lấy sừng?

Kết quả này trái ngược hẳn thông báo trước đó gửi một số cơ quan chức năng của ông Trần Văn Thành – Giám đốc VQG Cát Tiên là "tê giác chết một cách bình thường”. Nghi ngờ thông báo của VQG Cát Tiên thời gian qua, WWF đã vào cuộc điều tra độc lập đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng VN làm rõ để truy tố kẻ sát hại ra trước pháp luật.

Theo kết quả mới nhất WWF thu thập được, dấu vết trên bộ xương và các ảnh chụp cho thấy tê giác Java đã bị bắn. Một viên đạn đã được tìm thấy ở chân trước bên trái của con tê giác Java. Đáng chú ý, chuyên gia về tê giác của WWF khẳng định, ở vị trí sừng trên sọ tê giác xuất hiện “những vết cắt không tự nhiên”. Điều này có nghĩa là chiếc sừng đã bị lấy đi một cách có chủ ý sau khi tê giác bị hạ gục. Ngoài ra, một mảng lớn xương hàm trên của tê giác cũng đã bị lấy mất.

Từ năm 1999 sau khi phát hiện sự hiện hữu của loài tê giác Java tại VQG Cát Tiên - một trong những động vật hiếm nhất trên trái đất thì Cát Tiên trở thành “tâm điểm” chú ý của cả thế giới. Tuy nhiên đến nay, ở VQG Cát Tiên rất  khó xác định có còn tê giác Java nữa hay không (?!).

Song song đó, WWF đem những tấm ảnh chụp viên đạn tìm thấy trong xương chân của con tê giác gửi tới ông Craig Bruce - Chuyên gia về tê giác. Ông này nhận định, con tê giác đã bị thương nặng trước khi chết. "Hơn một thập kỷ qua, tôi đã tham gia công tác bảo tồn các quần thể tê giác lớn trên thế giới và có mặt tại nhiều hiện trường nơi có tê giác chết tự nhiên và không tự nhiên.

Không tính tới yếu tố tuổi, viên đạn cắm trong xương và chiếc sừng bị lấy đi có thể coi là bằng chứng cho thấy con tê giác xấu số này bị săn trộm để lấy sừng. Kinh nghiêm thực tiễn chứng minh, có đến 98% trường hợp tìm thấy tê giác mà sừng bị lấy mất là tê giác bị giết trộm".

Các vết cắt trên sọ tê giác cho thấy người ta đã chuẩn bị trước dụng cụ phù hợp để lấy đi chiếc sừng. Khi bị săn trộm, tê giác có thể bị bắn nhiều phát đạn trong đó có 1 viên găm vào xương chân. Đáng tiếc là xác cá thể tê giác khi được phát hiện đã bị thối rữa nên không thể xác định chính xác điều này.

Được biết, từ phân tích của ông Craig Bruce, WWF đã có công văn khẩn thiết đề nghị Chính phủ Việt Nam mở một cuộc điều tra trên diện rộng và nếu cá thể tê giác này thực sự bị giết thì cần đưa những kẻ vi phạm (kể cả người bắn lẫn người buôn bán chiếc sừng tê giác) ra xét xử. Sừng tê giác được cho là mặt hàng có giá trị cao và có thể làm thuốc trong y học cổ truyền, mặc dù chưa có chứng cứ khoa học nào về hiệu quả của nó.

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.