| Hotline: 0983.970.780

Tết đã gõ cửa: [Bài III] Kiêng kị và 'xóa kiêng'

Thứ Tư 27/01/2021 , 08:11 (GMT+7)

Cách đúng đắn nhất để ăn mừng năm mới là thực hiện những điều ước và bước vào năm mới với một thái độ tích cực.

CHÂU ÂU

Đan Mạch - Tuy không có Quảng trường Thời đại của riêng mình, nhưng người dân Đan Mạch vẫn tụ tập đông người để chúc mừng năm mới.

Màn pháo hoa mừng năm mới ở Copenhagen (Đan Mạch).

Màn pháo hoa mừng năm mới ở Copenhagen (Đan Mạch).

Truyền thống của họ là nghe bài phát biểu của Nữ hoàng và sau đó đi đến Cung điện Hoàng gia ở Copenhagen để chờ chuông đồng hồ. Người Đan Mạch có phong tục đập vỡ bát đĩa không sử dụng, cũng như trèo lên ghế và nhảy vào vào lúc nửa đêm ngày đầu năm mới để mang lại may mắn.

Estonia - Đây là quốc gia có số bữa ăn mừng năm mới nhiều nhất thế giới. Theo truyền thống, mọi người ăn 7 bữa, 9 bữa hoặc 12 bữa mỗi ngày với mục tiêu dư dả trong 365 ngày tới.

Những con số này được coi là may mắn nhất vì vậy bạn hoàn toàn được khuyến khích bỏ qua chế độ ăn kiêng của mình và bắt đầu năm mới với việc trọng lượng tăng một hoặc hai cân. Bạn cũng không cần lo ngại khi để thừa thức ăn trên đĩa với hàm ý tưởng niệm linh hồn tổ tiên.

Ireland - Trước khi hào hứng mừng năm mới, người dân Ireland luôn nhớ dọn dẹp toàn bộ ngôi nhà của họ. Họ còn đi ra ngoài để dọn dẹp vườn tược và xe cộ của mình. Khi gần đến nửa đêm, họ có truyền thống ném bánh mì vào tường để xua đuổi tà ma. Tiếp theo, họ sẽ có một bữa tối đặc biệt để tưởng nhớ những người thân trong gia đình và những người bạn đã qua đời. Để tôn vinh những người thân yêu của mình, họ để cửa không chốt và đặt một chỗ trống trên bàn.

Scotland - Những người hàng xóm đến thăm nhau và trao cho nhau những lời chúc mừng trong lễ Hogmanay. Người đầu tiên bước qua ngưỡng cửa nhà trong năm mới thường mang theo một món quà để cầu may.

Tuy nhiên, nếu “người xông nhà” là một người đàn ông cao to đẹp trai với mái tóc đen thì chủ nhà sẽ cảm thấy vô cùng may mắn. Trong khi đó, lễ kỷ niệm năm mới bên ngoài bao gồm chơi kèn túi truyền thống và chơi trống. Ngoài ra họ còn đốt cháy và ném xuống vịnh những quả bóng làm bằng dây điện chứa đầy giấy và phế liệu.

Đức - Berlin là nơi tổ chức một trong những lễ hội đón giao thừa lớn nhất ở châu Âu với hàng triệu người đến tham dự mỗi năm. Lễ đón giao thừa được gọi là Silvester, bao gồm các bữa tiệc, pháo hoa và Sekt (rượu sủi tăm của Đức).

Ngoài ra, người Đức sẽ tổ chức hoạt động mang tên Bleigießen, hay đổ chì. Mỗi người sẽ dùng nến đốt một miếng chì hoặc thiếc nhỏ rồi đổ vào bát nước lạnh. Hình dáng của miếng thiếc hoặc chì sẽ phần nào dự đoán tương lai của người đó trong năm sắp tới.

Hình trái tim / chiếc nhẫn có nghĩa là một đám cưới sắp diễn ra, một quả bóng có nghĩa là may mắn sẽ đến với bạn và một con lợn có nghĩa là bạn sẽ có nhiều thức ăn.

Tây Ban Nha - Truyền thống của Tây Ban Nha là ăn 12 quả nho một lúc vào lúc nửa đêm. Mỗi quả nho đại diện cho một trong những điều ước của bạn, và nếu bạn cố gắng nhét từng quả nho vào miệng, mọi ước mơ của bạn sẽ thành hiện thực! Một phong tục khác là mặc đồ lót có màu, mỗi loại tượng trưng cho một hy vọng khác nhau cho năm mới.

CHÂU PHI

Nam Phi - Ở Nam Phi, tất cả đều hướng tới vứt bỏ cái cũ đi và chào đón cái mới. Trong đêm giao thừa, người Nam Phi có phong tục ném đồ đạc cũ ra cửa sổ và ra đường, tuy ngày nay ít người còn làm.

Ethiopia - Ethiopia là một trong những quốc gia duy nhất trên thế giới công nhận tháng thứ 13. Điều thú vị là họ ăn mừng năm mới vào ngày 11/9 với lễ hội rất lớn. Sự kiện này được gọi là Enkutatash, có nghĩa là "món quà của đồ trang sức", kể về những ngày Nữ hoàng Sheba đi du ngoạn và được tặng những món đồ trang sức khi trở về.

Tín đồ Chính thống giáo Ethiopia tham dự một buổi lễ cầu nguyện để đánh dấu ngày lễ Enkutatash, ngày đầu tiên của năm mới trong lịch Ethiopia, theo truyền thống gắn liền với sự trở lại của Nữ hoàng Sheba, ngày 11/9/2020. Ảnh: AP.

Tín đồ Chính thống giáo Ethiopia tham dự một buổi lễ cầu nguyện để đánh dấu ngày lễ Enkutatash, ngày đầu tiên của năm mới trong lịch Ethiopia, theo truyền thống gắn liền với sự trở lại của Nữ hoàng Sheba, ngày 11/9/2020. Ảnh: AP.

Zimbabwe –Tại sao chỉ tổ chức đêm giao thừa trong một đêm? Đó là suy nghĩ ở Zimbabwe, nơi họ tổ chức một lễ hội lộng lẫy kéo dài 3 ngày với sự tụ tập của đám đông lớn tại Lễ hội Jameson Vic Falls Carnival. Các hoạt động giải trí bao gồm vũ công múa lửa, người đi cà kheo và thác nước lớn nhất lục địa. Ngoài ra còn có nhiều buổi biểu diễn trực tiếp của các DJ địa phương và các nhạc sĩ nổi tiếng khác.

BẮC MỸ

Mexico - Año Neuvo là thời điểm bắt đầu sang mới mới. Lễ mừng năm mới được bắt đầu với việc ném xô nước ra ngoài cửa sổ và mở cửa trước để quét sạch năm cũ. Các gia đình ném đồng xu xuống đất và quét chúng ngược trở lại vào trong nhà để mong đợi một tương lai thịnh vượng.

Puerto Rico - Tương tự như các nền văn hóa La tinh khác, người dân Puerto Rico ném những thùng nước ra cửa sổ để xua đuổi tà ma và ăn 12 quả nho vào lúc nửa đêm.

Như ở Ireland, họ cũng dọn dẹp sạch sẽ mọi thứ từ xe hơi, nhà cửa, tới vườn tược, đường phố. Ý nghĩa của việc này là để bắt đầu đêm giao thừa với một sự đổi mới. Để hy vọng về một tương lai may mắn, các gia đình cũng rải đường bên ngoài ngôi nhà của họ.

NAM MỸ

Ecuador - Tại lễ hội Años Viejos hàng năm , người dân ở Ecuador đốt bù nhìn vào lúc nửa đêm. Những chú bù nhìn chứa đầy giấy hoặc mùn cưa và được mô phỏng theo một nhân vật của công chúng đã gây ra bê bối nào đó trong năm trước, chẳng hạn như một chính trị gia tham nhũng hoặc một người nổi tiếng bị tai tiếng.

Tại lễ hội Años Viejos hàng năm, người dân ở Ecuador đốt bù nhìn vào lúc nửa đêm.

Tại lễ hội Años Viejos hàng năm, người dân ở Ecuador đốt bù nhìn vào lúc nửa đêm.

Truyền thống này bắt nguồn từ Guayaquil vào năm 1895 khi một trận dịch sốt vàng ập đến thị trấn và những chiếc quan tài đựng quần áo của người quá cố được đốt để phòng dịch. Người Ecuador cũng đốt những bức ảnh từ năm trước với danh nghĩa cầu may và có khởi đầu mới.

Brazil - Tương tự như lễ Años Viejos của Ecuador, họ đốt những con búp bê có kích thước thật với mặt nạ tượng trưng cho những sự kiện tồi tệ trong năm qua.

Peru - Người Peru có phong tục riêng là đặt ba củ khoai tây dưới ghế. Một củ còn nguyên vỏ, một củ bị tróc vỏ một phần, củ còn lại thì lột hết vỏ. Vào lúc nửa đêm, mọi người nhắm mắt chọn một củ khoai tây để đưa đưa ra dự đoán cho tương lai. Nếu bạn bốc được cử khoai còn nguyên vỏ, bạn sẽ thịnh vượng, nếu là củ khoai bị tróc vỏ một phần có nghĩa là bạn sẽ có một năm bình thường, và củ khoai không có vỏ có nghĩa là bạn sẽ không có tiền.

Chile - Đêm giao thừa ở Chile là để tôn vinh những người thân yêu đã khuất. Các gia đình ở Talca qua đêm bên những người thân yêu đã khuất của họ bằng cách ngủ tại nghĩa trang.

CHÂU Á

Philippines - Ở Philippines, họ tin rằng mọi thứ sẽ vẹn tròn vào đêm giao thừa. Do đó, họ sử dụng biểu tượng hình tròn của đồng xu để trang trí cho bữa tiệc, trang phục, hay nhét tiền xu vào túi trẻ em với hàm ý các đồng xu này sẽ mang lại sự giàu có trong tương lai.

Thái Lan - Quốc gia này đón năm mới bằng phong tục té nước. Truyền thống của họ cũng bao gồm việc bôi bột phấn trong lễ hội té nước Songkran. Bột phấn tượng trưng cho tội lỗi của năm trước, được rửa sạch bằng nước với hàm ý gột rửa mọi hành vi sai trái.

Hàn Quốc - Nhiều thị trấn ven biển của Hàn Quốc tổ chức "lễ hội mặt trời mọc", nơi mọi người ngắm mặt trời mọc đầu tiên của năm mới. Nếu bạn thực hiện một điều ước khi mặt trời mọc, điều đó sẽ trở thành sự thật trong năm mới. Một số người cũng viết ra hy vọng và ước mơ của họ và đặt chúng vào bóng bay hoặc đèn lồng thả lên trời.

Nhật Bản - Đêm giao thừa, hay Oshogatsu, được đánh dấu bằng tất cả các chuông trên đất nước rung 108 lần. Điều này phù hợp với niềm tin của Phật giáo về việc mang lại sự sạch sẽ cho năm mới.

Mọi người đặt kadomatsus (cành thông, tre, cành mận) bên ngoài nhà của họ, một trong hai bên của lối vào, như một cách để chào đón linh hồn tốt.

Những lễ kỷ niệm năm mới sớm nhất xuất hiện cùng thời điểm với việc phát minh ra lịch, có từ thời Lưỡng Hà cổ đại hơn 4.000 năm trước. Phong tục đón giao thừa trên khắp thế giới đều rất độc đáo với mỗi quốc gia có cách ăn mừng riêng. Những tin tưởng tín ngưỡng trong năm mới nhằm tạo ra những điều may mắn, tài lộc, hạnh phúc và nói chung là một tương lai tốt đẹp hơn.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm