| Hotline: 0983.970.780

Thả 7 động vật nằm trong sách đỏ về tự nhiên

Thứ Hai 10/06/2024 , 16:27 (GMT+7)

Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk tổ chức thả 7 cá thể động vật hoang dã nằm trong sách đỏ Việt Nam về môi trường tự nhiên.

Chiều 10/6, một lãnh đạo Vườn quốc gia Chư Yang Sin cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Krông Bông và Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng Đắk Lắk tổ chức thả 7 cá thể động vật hoang dã, quý hiếm về với tự nhiên tại tiểu khu 1187 thuộc Vườn quốc gia Chư Yang Sin.

Lực lượng VQG Chư Yang Sin tổ chức thả các cá thể động vật hoang dã, quý hiếm về với tự nhiên. Ảnh: Quang Yên.

Lực lượng VQG Chư Yang Sin tổ chức thả các cá thể động vật hoang dã, quý hiếm về với tự nhiên. Ảnh: Quang Yên.

Cụ thể, 7 cá thể động vật hoang dã được thả gồm 3 con trăn đất có trọng lượng khoảng 30kg; một con trăn gấm có trọng lượng 14kg; một cá thể khỉ đuôi lợn có trọng lượng 8kg đều thuộc nhóm 2B và 2 cá thể tê tê có trọng lượng 2,6kg thuộc nhóm 1B. Đây là những động vật hoang dã, quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam.

Bảy cá thể trên được Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng Đắk Lắk tiếp nhận từ các cơ quan, chức năng trong tỉnh Đắk Lắk vận động người dân tự nguyện giao nộp.

Cá thể khỉ đuôi lợn có trọng lượng 8kg thuộc nhóm 2B được thả về với tự nhiên. Ảnh: Quang Yên.

Cá thể khỉ đuôi lợn có trọng lượng 8kg thuộc nhóm 2B được thả về với tự nhiên. Ảnh: Quang Yên.

Qua một thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng, toàn bộ cá thể động vật trên đều khỏe mạnh, bảo đảm sống trong môi trường tự nhiên.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Thêm 6.500 cây rừng từ Chương trình 'Vì bạn ươm mầm một Việt Nam xanh’

Trong năm 2024, dự kiến sẽ có thêm ít nhất 6.500 cây rừng được trồng từ dự án 'Forests For Good - Vì bạn ươm mầm một Việt Nam xanh'.

Chính sách đồng quản lý phát huy hiệu quả trong phòng chống cháy rừng

Hậu Giang Thực hiện chính sách đồng quản lý giúp Hậu Giang hạn chế, kiểm soát được tình trạng người dân ra vào rừng trái phép, nâng cao hiệu quả phòng chống cháy rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm