| Hotline: 0983.970.780

Thách thức pháp luật ở phường Đức Giang, quận Long Biên nguyên nhân từ đâu?

Thứ Sáu 30/12/2022 , 10:27 (GMT+7)

Dù đã có lối đi riêng, vẫn phá tường rào, ranh giới của bất động sản liền kề để mở lối đi, sổ đỏ quy định một đằng mở lối đi một nẻo.

Phường Đức Giang buông lỏng quản lý trật tự đô thị ?

Quận Long Biên mới được áp dụng quản lý nhà nước theo mô hình chính quyền đô thị ở thành phố Hà Nội. Với vai trò quản lý nhà nước về đất đai quyền hạn cấp phường được nâng lên. Đi cùng với đó năng lực trình độ, trách nhiệmcủa cán bộ cấp phường cũng phải nâng cao mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Câu chuyện tại phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội cho thấy công tác quản lý nhà nước theo mô hình chính quyền đô thị ở quận Long Biên vẫn còn nhiều điều phải bàn.      

Vào ngày 9/9/2022, bà Lê Thị Quyên ở Số 1, ngách 466/120, trong Khu tập thể của Xí nghiệp Vật tư, tổ 15 phường Đức Giang, thành phố Hà Nội đã ngang nhiên đập tường rào ranh giới ngăn cách giữa khu tập thể với ngõ đi phía sau, ngách 466/110, để mở thêm lối đi.

Bức tường ranh giới ngăn cách Khu tập thể của Xí nghiệp Vật tư, tổ 15 phường Đức Giang với ngách 466/110 bị đập phá để mở thêm lối đi của nhà số 1 ngách 466/120 đường Ngô Gia Tự. 

Bức tường ranh giới ngăn cách Khu tập thể của Xí nghiệp Vật tư, tổ 15 phường Đức Giang với ngách 466/110 bị đập phá để mở thêm lối đi của nhà số 1 ngách 466/120 đường Ngô Gia Tự. 

Trước đó, khi bà Lê Thị Quyên yêu cầu 5 gia đình ở ngách 466/110 được mở thêm lối đi ra ngõ phía sau, nhưng các hộ không đồng ý và đã đơn gửi UBND phường Đức Giang. UBND phường cũng có buổi làm việc xem xét ý kiến giữa các bên, đồng thời cũng yêu cầu bà Quyên phải giữ nguyên hiện trạng trước khi các cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng.

Tuy nhiên, trong khi chờ các cấp có thẩm quyền xem xét, liên tiếp hai ngày 7 và 8/9/2022, bà Quyên đã cùng một số người đe dọa đòi đập phá tường ngăn giữa hai bên khu dân cư. Các hộ dân kêu cứu Công an và UBND phường Đức Giang can thiệp. Cả hai lần công an khu vực và đại diện UBND phường Đức Giang đều xuống tận nơi yêu cầu bà Lê Thị Quyên không được xâm phạm đến bức tường ngăn cách giữa hai khu dân cư. Bất chấp tất cả, sáng ngày 9/9 bà Quyên đã chỉ đạo thợ đập phá bức tường ranh giới, khi các hộ dân đi vắng không có nhà.

Bức tường khi chưa bị đập phá mở thêm lối đi. 

Bức tường khi chưa bị đập phá mở thêm lối đi. 

Được biết, thửa đất của bà Lê Thị Quyên có địa chỉ Số 1, ngách 466/120 đường Ngô Gia Tự nằm trong Khu tập thể Vật tư đã có lối đi riêng rộng khoảng 4 m. Trước đây, Khu tập thể Xí nghiệp Vật tư do UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, cấp phép xây dựng từ năm 1983, với quy hoạch dân cư, hệ thống giao thông, thoát nước đồng bộ và có hàng rào xây bao quanh tách biệt với khu dân cư khác. Tại thời điểm bà Quyên phá bỏ bức tường, không hề có văn bản nào của UBND phường Đức Giang, UBND quận Long Biên, thành phố Hà Nội cho phép phá tường rào để mở lối đi.

Trước hành vi vi phạm này, UBND phường Đức Giang đã tiến hành lập biên bản hiện trạng. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại UBND phường Đức Giang vẫn chưa có động thái nào để xử lý về hành vi đập phá tường rào, gây mất trật tự công cộng của bà Lê Thị Quyên.

Sau khi bức tường ngăn cách giữa hại khu dân cư bị phá, hiện các hộ dân trong ngõ 466/110 Ngô Gia Tự đã có đơn gửi lên cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.

Theo hồ sơ UBND phường Đức Giang cung cấp, căn nhà địa chỉ Số 1 ngách 466/120 đường Ngô Gia Tự, Khu tập thể vật tư, có diện tích hơn 80m2. Mới đây, bà Lê Thị Quyên đã tiến hành tách sổ làm hai thửa. Trao đổi với cán bộ địa chính phường Đức Giang về việc, khi chia tách sổ đỏ của gia đình bà Lê Thị Quyên có xuống kiểm tra hiện trạng cụ thể, có biết bức tường ngắn cách giữa hai khu dân cư hay không?

Trao đổi với phóng viên, Ông Nguyễn Đặng Hải, cán bộ địa chính phường Đức Giang cho biết: “Chúng tôi làm việc chỉ căn cứ theo bản đồ quy hoạch1/500. Ngách 466/110 là đất công do phường quản lý. Đến khi có tranh chấp, ý kiến của người dân mới biết có bức tường này” ?

Bất thường trong việc tách thửa ?

Qua tìm hiểu, thửa đất của bà Lê Thị Quyên có địa chỉ số 1 ngách 466/120 nằm trong Khu tập thể Xí nghiệp vật tư do UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, cấp phép xây dựng từ năm 1983, với quy hoạch giao thông, thoát nước đồng bộ và có hàng rào xây bao quanh tách biệt với khu dân cư khác. Cuối những năm 1990, do bức tường cũ nát nên các hộ dân ở ngách 466/110 đã xây một bức tường ốp sát bức tường cũ để đảm bảo an ninh, an toàn. Bức tường này đã tồn tại song song cùng bức tường của Khu tập thể Xí ngiệp vật tư hàng chục năm.  

UBND phường Đức Giang đã tiến hành lập biên bản hiện trạng. 

UBND phường Đức Giang đã tiến hành lập biên bản hiện trạng. 

Việc cán bộ địa chính phường Đức Giang khi lập hồ sơ chia tách sổ đỏ cho bà Lê Thị Quyên không bám sát địa bàn, không xuống kiểm tra hiện trạng đã kéo theo nhiều hệ lụy, từ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến cấp phép xây dựng và những tranh chấp dân sự không đáng có. 

Quản lý nhà nước theo mô hình chính quyền đô thị rất cần vai trò, trách nhiệm của cán bộ cơ sở, đặc biệt là cán bộ địa chính trong quản lý đất đai. Sự việc tại phường Đức Giang nguyên nhân là do sự quan liêu, tắc trách của cán bộ địa chính, nếu không được xử lý từ gốc sẽ dẫn đến hàng loạt hệ lụy về sau.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện thửa đất 315 của bà Quyên có địa chỉ tại Số 1 Ngách 466/120 đường Ngô Gia Tự, tổ 15 phường Đức Giang, quận Long Biên chứ không phải ngách 466/110 đường Ngô Gia Tự. 

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện thửa đất 315 của bà Quyên có địa chỉ tại Số 1 Ngách 466/120 đường Ngô Gia Tự, tổ 15 phường Đức Giang, quận Long Biên chứ không phải ngách 466/110 đường Ngô Gia Tự. 

Sự việc bà Lê Thị Quyên ở Số 1, ngách 466/120, Khu tập thể của Xí nghiệp Vật tư, tổ 15 phường Đức Giang, thành phố Hà Nội ngang nhiên đập tường rào ranh giới ngăn cách giữa khu tập thể với ngõ đi phía sau, ngách 466/110, nhóm phóng viên đã đi tìm hiểu sự việc và cũng đã phát hiện nhiều điều bất thường trong sự việc này.

Theo đó, các hộ dân đang sinh sống ở ngách 466/110 được hình thành từ năm 1973. Khu đất này trước đây do UBND huyện Gia Lâm giao đất cho 2 gia đình thương binh, liệt sỹ có công với cách mạng sinh sống.

Bà Đoàn Thị Định, 85 tuổi hiện đang thường trú tại Số nhà 106, Ngách 466/110, Tổ 15, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội là gia đình người có công, chồng là thương binh nặng, em trai là liệt sỹ, cho biết: “Để tạo điều kiện cho gia đình chính sách, năm 1973, UBND xã Thượng Thanh, huyện Gia Lâm cấp cho gia đình một khu đất để sinh sống, tại vị trí hiện nay là số nhà 106, ngách 466/110 đường Ngô Gia Tự, quận Long Biên, Hà Nội Khi được cấp đất năm 1973, toàn bộ khu vực xung quanh khu đất này là hố bom, ruộng rau muống, ruộng lúa. Đường đi của gia đình tôi và gia đình ông Dung-bà Mận chưa có, chỉ là gờ đất nhỏ, dọc con mương đi vừa 1 xe máy. Được sự đồng ý của UBND xã, 2 gia đình tự đầu tư vượt đất và một phần đất sử dụng để mở rộng đường đi lại khang trang như hiện nay là ngách 466/110. Đây là lối đi duy nhất của 2 hộ dân không tranh chấp, từ năm 1973 cho đến nay.”  

Theo quy định của pháp luật, ngõ đi chung có thể được hình thành từ đường mòn lối mở, sự tôn tạo của người dân tại và có thể được coi là ranh giới giữa các bên nếu tồn tại trên 30 năm mà không có tranh chấp. Khoản 1, Điều 175 Bộ luật Dân sự quy định về ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ranh giới cũng có thể được xác định theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp. Chính vì vậy, việc cán bộ địa chính phường Đức Giang không xem xét hiện trạng trước khi tách sổ cho bà Lê Thị Quyên đang khiến dư luận đặt câu hỏi?  

Đáng chú ý đó là ranh giới giữa hai khu dân cư đã có 2 bức tường tồn tại hàng chục năm nay, nhưng trong tất các các văn bản làm việc, trả lời khiếu nại công dân ở Ngách 466/110, UBND phường Đức Giang đều né tránh, không đả động đến 2 bức tường này. Kể cả trong văn bản trả lời Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Long Biên và các cơ quan liên quan, UBND phường Đức Giang cũng đều không hề đả động sự tồn tại của hai bức tường. Phải chăng UBND phường Đức Giang đang cố tình phủ nhận sự tồn tại của ranh giới giữa hai khu dân cư ?

Ngoài ra, sau khi tách sổ, địa chỉ của bà Lê Thị Quyên vẫn ghi ở Số 1 ngách 466/120 đường Ngô Gia Tự, Giấy phép xây dựng số 1725 ngày 24/8 /20022 của UBND quận Long Biên cũng ghi theo địa chỉ Số 1, ngách 466/120, mặc dù không có địa chỉ số nhà nhưng bản thiết kế mặt bằng xây dựng đi kèm lại vẽ mở cửa sang ngõ đi phía sau là ngách 466/110.

Sau 50 năm, các gia đình ở ngách 466/110 đang sinh sống ổn định, hiện rất bức xúc trước hành vi vi phạm của bà Lê Thị Quyên khi ngang nhiên thách thức pháp luật phá tường rào ngăn cách giữa hai khu dân cư đòi mở lối đi.

Quận Long Biên hiện có hàng chục khu dân cư, khu tập thể có tường rào ranh giới bao quanh với quy hoạch hạ tầng ổn định không thể tùy tiện phá rào mở cửa ra lối đi chung. Tôn trọng hiện trạng, tuân thủ quy hoạch giao thông, không thể tùy tiện phá vỡ quy hoạch, kết cấu hạ tầng đô thị là yêu cầu quan trọng trong công tác quản lý đất đai, nếu không sẽ trở thành tiền lệ xấu trong công tác quản lý đô thị.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.