| Hotline: 0983.970.780

Thành phố Ngã Bảy mời gọi nhà các đầu tư

Thứ Tư 09/11/2022 , 15:47 (GMT+7)

Thành phố Ngã Bảy là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch của tỉnh Hậu Giang, đồng thời là trung tâm giao lưu kinh tế của tiểu vùng Tây sông Hậu...

Hiện nay, diện mạo đô thị thành phố Ngã Bảy đổi thay rất nhiều, hạ tầng giao thông được đầu tư kết nối giữa thành thị với nông thôn. Ông Đỗ Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đã có cuộc trao đổi với Báo NNVN xoay quanh nội dung này.

IMG_20221108_151031-02

Ông Đỗ Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP Ngã Bảy. Ảnh: CTV.

Hiện nay, diện mạo đô thị thành phố Ngã Bảy đổi thay rất nhiều, hạ tầng giao thông được đầu tư kết nối giữa thành thị với nông thôn. Xin ông chia sẻ về việc kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư tiếp cận nghiên cứu các dự án trên địa bàn thành phố, nhất là các dự án ở nông thôn?

Thành phố Ngã Bảy có diện tích tự nhiên 78,07 km2 (7.806,69 ha), đơn vị hành chính có 4 phường đều đạt phường văn minh đô thị và 2 xã đều đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thành phố Ngã Bảy là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch của tỉnh Hậu Giang. Đồng thời là trung tâm giao lưu kinh tế của tiểu vùng Tây sông Hậu với vùng bán đảo Cà Mau, có vị trí rất quan trọng về mặt quốc phòng an ninh của tỉnh Hậu Giang, nằm trên kênh xáng Cái Côn và kênh Quản lộ Phụng Hiệp do Trung ương quản lý. Đây là tuyến vận tải thủy quan trọng bậc nhất nối liền từ thành phố Hồ Chí Minh đến tỉnh Cà Mau, có tuyến quốc lộ 1A, tuyến Quản lộ Phụng Hiệp đi qua nối liền Ngã Bảy với tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

12

Thành phố Ngã Bảy là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch của tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV.

Được sự quan tâm chỉ đạo của thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang và sự hỗ trợ nhiệt tình của các sở, ban, ngành tỉnh đã tạo điều kiện cho thành phố Ngã Bảy tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, mở rộng không gian đô thị và diện mạo đô thị thành phố Ngã Bảy ngày càng thay đổi. Đồng thời, thành phố rất quan tâm kêu gọi nhà đầu tư các dự án khu nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn để thành phố trở thành trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch của tỉnh.

Theo kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 thành phố Ngã Bảy có tổng số 25 dự án mở rộng không gian đô thị với tổng diện tích 530,377ha. Có 5 dự án về lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, ẩm thực với tổng diện tích 29,888ha. Hiện tại thành phố đang triển khai thực hiện 7 dự án, còn lại 18 dự án đã phê duyệt quy hoạch chi tiết, đang lập thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Thành phố đang kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư tiếp cận nghiên cứu các dự án trên địa bàn, nhất là các dự án ở nông thôn thuộc xã Tân Thành và xã Đại Thành. Cụ thể xã Tân Thành có 2 dự án là Khu dân cư nông thôn mới Tân Thành đã có quyết định chủ trương đầu tư và dự án Cụm công nghiệp Tân Thành 50 ha nằm trên trục đường tỉnh 927C và rạch Cái Côn rất thuận lợi về đường bộ và đường thủy.

Đối với xã Đại Thành có một phần diện tích nằm trong quy hoạch chung đô thị Ngã Bảy đã được UBND tỉnh phê duyệt định hướng đến năm 2040. Hiện nay có 1 dự án Khu dân cư nông thôn mới Đại Thành, TX Ngã Bảy (diện tích 4,69ha) đã xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật chuẩn bị nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng. Có 1 dự án Khu nhà ở xã hội tại ấp Mái Dầm, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy (diện tích 10,5ha) đang lập thủ tục bồi thường đất. Và 1 dự án Khu dân cư nông thôn mới Mái Dầm, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy (diện tích 4,49ha) đã có quyết định chủ trương đầu tư và 3 dự án đã trình tỉnh xin chủ trương đầu tư.

Việc thu hút được các nhà đầu tư đến tiếp cận nghiên cứu các dự án ở 2 xã nông thôn là vì hạ tầng giao thông được Trung ương, tỉnh đầu tư đồng bộ. Cụ thể như xã Tân Thành có đường tỉnh 927C đi ngang, xã Đại Thành có đường Quản lộ Phụng Hiệp, đường tỉnh 927C đi ngang rất thuận lợi để phát triển dự án, đồng thời được sự đồng tình của bà con nhân nhân rất cao.

Được biết, UBND tỉnh cũng chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn mới Tân Thành, thành phố Ngã Bảy có diện tích sử dụng đất khoảng 63.272,5m2, với tổng vốn đầu tư sơ bộ là 190 tỉ 943 triệu đồng. Xin ông cho biết thêm về việc đầu tư vào Dự án Khu dân cư nông thôn mới này?

Theo Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Ngã Bảy nhiệm kỳ 2020-2025 phát triển trung tâm xã Tân Thành là đô thị vệ tinh của thành phố Ngã Bảy. Dự án Khu dân cư nông thôn mới Tân Thành, thành phố Ngã Bảy thuộc trung tâm xã, nằm trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Tân Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030 (theo mô hình nông thôn mới của Chính phủ) được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 13/5/2021.

Dự án khu dân cư nông thôn mới Tân Thành nhằm mục đích mở rộng không gian đô thị của trung tâm xã. Quy hoạch kiến trúc cảnh quan chỉnh trang lại khu chợ nông thôn của xã để đạt tiêu chuẩn chợ nông thôn theo kế hoạch nâng chất các tiêu nâng chất các tiêu chuẩn thành phố Ngã Bảy giai đoạn 2021-2025, kết hợp với các khu nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư tại chổ cho bà con.

Quy mô dân số dự kiến khoảng 1.000 người, bao gồm các hạng mục như: công trình hạ tầng kỹ thuật với diện tích đất khoảng 26.860,3m2. Công trình thương mại - chợ với diện tích khoảng 6.297,2m2 và sân chợ khoảng 807,7m2). Công trình thương mại dịch vụ với diện tích khoảng 5.712m2. Công trình nhà ở liền kề với diện tích khoảng 23.595,3 m2. Các lô đất tái định cư cho các hộ dân phải di, khoảng 23 lô nền. Ngoài ra liền kề với dự án Khu dân cư nông thôn mới Tân Thành còn quy hoạch khu tái định cư khoảng 5,3ha để cấp nền tái định cư cho bà con nằm trong dự án cụm công nghiệp Tân Thành 50ha.

Để công tác xây dựng nông thôn mới tại TP Ngã Bảy phát huy hiệu quả, thời gian qua đơn vị đã có những cách làm gì?

Ngoài tập trung nâng chất các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thành phố cũng đặc biệt chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức xây dựng nông thôn mới cho cán bộ cấp huyện, xã. Điển hình, mới đây, Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang đã phối hợp cùng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II và Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia TP Ngã Bảy đã tổ chức lớp tập huấn về xây dựng nông thôn mới cho các cán bộ cấp huyện, xã trên địa bàn thành phố. Qua chương trình này, các cán bộ sẽ được cập nhật các kiến thức tổng quan về chương trình xây dựng nông thôn mới cũng như quy trình công nhận huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Bên cạnh đó cũng hướng dẫn thực hiện các bộ tiêu chí của tỉnh Hậu Giang, rồi công tác theo dõi, chuẩn bị báo cáo về xây dựng nông thôn mới có sự tham gia của người dân cũng được phổ biến cho các cán bộ. Cuối cùng là phát huy vai trò mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới. 

Xin cảm ơn ông!

Tỉnh Hậu Giang tập trung phát triển 2 điểm nhấn du lịch

Với mục tiêu là hiện thực hóa tiềm năng du lịch của tỉnh, nâng cao chất lượng các hoạt động và xây dựng sản phẩm trong lĩnh vực du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch Hậu Giang với du khách trong và ngoài nước.

Tỉnh Hậu Giang tập trung phát triển 2 điểm nhấn du lịch của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025 vươn tầm khu vực và cả nước: Du lịch trên tàu tuyến Kênh Xà No tạo đặc trưng riêng của Hậu Giang; du lịch huyện Phụng Hiệp nhằm khai thác hiệu quả Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng gắn kết các Khu di tích lịch sử trên địa bàn huyện và chợ nổi Ngã Bảy.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, xây dựng 1 khu du lịch cấp Tỉnh, 06 điểm du lịch; Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng trở thành địa điểm tiềm năng phát triển Khu du lịch Quốc gia, đến năm 2030 trở thành Khu du lịch Quốc gia. Đến nay Tỉnh đã có một số mô hình du lịch nông nghiệp như: Homestay Mương Đình, Vườn khóm Hỏa Tiến, Vườn dâu Thiên Ân…

Xem thêm
Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm