| Hotline: 0983.970.780

Thể thức bầu Tổng thống Mỹ

Thứ Năm 14/08/2014 , 08:10 (GMT+7)

Bầu cử Tổng thống là một quá trình gián tiếp. Theo Hiến pháp, chỉ có đại cử tri đoàn Hoa Kỳ mới có quyền bầu chọn Tổng thống trực tiếp.

* Xin cho biết tóm tắt về thể thức bầu Tổng thống ở Mỹ?

Nguyễn Thái Thịnh, Tiền Hải, Thái Bình

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì việc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ là việc chọn lựa người làm Tổng thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ 4 năm, bắt đầu từ trưa ngày nhậm chức (20 tháng 1 năm sau cuộc bầu cử).

Các cuộc bầu cử do chính quyền mỗi tiểu bang chứ không phải do chính quyền liên bang tổ chức. Bầu cử Tổng thống là một quá trình gián tiếp. Theo Hiến pháp, chỉ có đại cử tri đoàn Hoa Kỳ mới có quyền bầu chọn Tổng thống trực tiếp.

Các thành viên trong đại cử tri đoàn ở mỗi tiểu bang được tiểu bang đó chọn, và họ có quyền bầu cho bất cứ cá nhân nào, nhưng họ rất hiếm khi bầu cho những nhân vật khác người được chỉ định. Số phiếu được đếm và chứng nhận vào đầu tháng 1. Người nào giành được trên nửa số phiếu sẽ là người thắng cuộc.

Trong Hiến pháp Hoa Kỳ, việc bầu cử tổng thống được đề cập trong Điều II Khoản 1 và trong các tu chính án XII, XXII, và XXIII. Tổng thống và phó Tổng thống được đại cử tri đoàn bầu chọn trong cùng danh sách ứng cử. 

Các thành viên trong đại cử tri đoàn từ mỗi tiểu bang được định theo thể thức mà cơ quan lập pháp ở đó qui định - hiện nay hầu hết là dùng kết quả phiếu phổ thông. Người nhận trên nửa số phiếu cho tổng thống (hiện nay là 270) sẽ là người thắng cử tổng thống, và người nhận trên nửa số phiếu cho phó tổng thống là người thắng cử phó tổng thống.

Nếu không ai nhận trên nửa số phiếu đại cử tri đoàn, thì Hạ viện được quyền chọn tổng thống, với phái đoàn từ mỗi tiểu bang được một phiếu, và phó Tổng thống được Thượng viện chọn.

Việc này rất hiếm xảy ra, nhưng đã xảy ra hai lần: Hạ viện chọn tổng thống trong năm 1825 và Thượng viện đã chọn phó tổng thống trong năm 1837.

Mỗi tiểu bang có quyền cấm một số cá nhân bầu cử (trừ các trường hợp không được hiến pháp cho phép). Một chính trị gia có tham vọng trở thành Tổng thống Hoa Kỳ sẽ thành lập một uỷ ban. Uỷ ban này sẽ tìm hiểu, thăm dò triển vọng của vị chính trị gia đó và quyên góp tiền bạc để vận động tranh cử.

Nếu như không dành được sự quan tâm của cử tri, thì họ sẽ tự động rút lui. Nếu kết quả khả quan thì họ sẽ ra ứng cử Tổng thống.

 Có hai hình thức bầu cử cơ bản: Bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử. Các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức trước khi diễn ra tổng tuyển cử để quyết định ứng cử viên của Đảng tham gia tổng tuyển cử. Các ứng cử viên giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ tiếp tục đại diện cho Đảng đó trong cuộc tổng tuyển cử (mặc dù còn phải tiến hành một số bước nữa trước khi các Đảng cho phép họ tham gia).

Từ đầu thế kỷ XX, bầu cử sơ bộ là hình thức bầu cử chủ yếu để chọn ra các ứng cử viên của Đảng. Mặc dù vẫn có ngoại lệ, nhưng thông thường người giành chiến thắng trong bầu cử sơ bộ sẽ là ứng cử viên được Đảng đó chỉ định tham gia tổng tuyển cử. 

Ở một số bang, các ứng cử viên được lựa chọn tại các đại hội chỉ định ứng cử viên của bang hoặc địa phương, chứ không thông qua bầu cử sơ bộ. Việc chọn ứng cử viên theo hình thức này có thể do truyền thống của các bang đó hoặc do lựa chọn của các Đảng. 

Khi các cuộc bầu cử sơ bộ hoặc đại hội chỉ định ứng cử viên kết thúc, tổng tuyển cử sẽ được tiến hành để quyết định ai là người được bầu chọn nắm giữ chức vụ. Trong cuộc tổng tuyển cử, dựa trên danh sách các ứng cử viên trên lá phiếu cử tri sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Trên phiếu bầu phổ thông có thể có cả tên của các ứng cử viên độc lập (những người không thuộc chính Đảng nào).

Để có tên trong danh sách này, ứng cử viên độc lập trình lên một kiến nghị có đủ số lượng chữ ký ủng hộ theo yêu cầu, chứ không theo phương thức bầu cử sơ bộ truyền thống. Hơn thế nữa, ở một số bang, trên phiếu bầu có thể còn chỗ để điền vào đó tên của các ứng cử viên không được các Đảng chỉ định và cũng không đủ điều kiện theo hình thức trình đơn kiến nghị.

Những ứng cử viên đó được coi là ứng cử viên tự chỉ định và đôi khi họ được bầu lên để nắm giữ các chức vụ công.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm