| Hotline: 0983.970.780

Thí điểm sử dụng phần mềm nhận diện sinh vật gây hại trên lúa

Thứ Tư 12/01/2022 , 16:38 (GMT+7)

AN GIANG Phần mềm nhận diện sinh vật gây hại trên lúa bằng điện thoại thông minh do Cục BVTV triển khai bắt đầu được thí điểm đưa vào sử dụng thí điểm tại tỉnh An Giang.

Từ ngày 11 – 13/01/2022 tại tỉnh An Giang, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh An Giang tổ chức hội nghị “Triển khai thực hiện thí điểm phần mềm (Apps) nhận diện sinh vật gây hại lúa tại An Giang”.

Nông dân sản xuất lúa ở An Giang đã bắt đầu làm quen với ứng dụng (Apps) nhận diện sinh vật gây hại trên điện thoại hay Ipad. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân sản xuất lúa ở An Giang đã bắt đầu làm quen với ứng dụng (Apps) nhận diện sinh vật gây hại trên điện thoại hay Ipad. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tham dự hội nghị còn có Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel, Công ty Cổ phần Công nghệ thông minh Mismart và các đại biểu đại diện cho khối hợp tác công - tư, các hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông báo chí và đặc biệt là đại diện nông dân - đối tượng chính sử dụng phần mềm này.

Theo Cục BVTV, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông tại Hội nghị trực tuyến Chuyển đổi số trong nông nghiệp tổ chức hồi tháng 6/2021 đã xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm của ngành, hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch - trách nhiệm - bền vững”.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là một trong ba trụ cột thực hiện phát triển nhanh, bền vững; đồng thời là một trong những khâu đột phá lớn, góp phần tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Từ tháng 6/2021, Cục BVTV đã phối hợp với Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel và Sở NN-PTNT tỉnh An Giang xây dựng phần mềm nhận diện sinh vật gây hại trên lúa. Qua đó, phần mềm giúp nông dân có thể tự nhận biết loài sinh vật gây hại trên đồng ruộng, chủ động áp dụng các biện phòng chống nhằm bảo vệ sản xuất.

Cục BVTV phối hợp với Sở NN-PTNT An Giang triển khai ứng dụng 'Nhận diện sinh vật gây hại lúa' thực tế trên đồng ruộng tại 2 huyện Châu Thành và Châu Phú (An Giang) để nông dân trải nghiệm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cục BVTV phối hợp với Sở NN-PTNT An Giang triển khai ứng dụng “Nhận diện sinh vật gây hại lúa” thực tế trên đồng ruộng tại 2 huyện Châu Thành và Châu Phú (An Giang) để nông dân trải nghiệm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc triển khai xây dựng phần mềm được thực hiện đồng loạt, bao gồm xây dựng ứng dụng (Apps) nhận diện sinh vật gây hại trên điện thoại bằng công nghệ AI (trí thông minh nhân tạo) kết hợp với hệ thống chuyên gia tương tác trực tuyến với người sử dụng. Đây là những công cụ hỗ trợ nông dân trong việc nhận diện, chuẩn đoán các vấn đề liên quan tới sinh vật gây hại cây trồng cũng như được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV tiết kiệm, an toàn và hiệu quả.

Ứng dụng nhận diện sinh vật gây hại lúa được xây dựng với sự tư vấn chuyên sâu của các bên liên quan, trong đó có cả nông dân nhằm đảm bảo thiết kế nội dung và giao diện đơn giản, hiệu quả và thuận tiện cho người sử dụng.

Đến nay, phần mềm đã được hoàn thiện và đang được triển khai thí điểm trên địa bàn tại tỉnh An Giang, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Phần mềm này có thể được tải dễ dàng từ kho dữ liệu trên trên nền tảng di động Android và IOS.

Ứng dụng này sẽ cung cấp cho nông dân chức năng tự động nhận diện loài sinh vật gây hại qua ảnh chụp và có thể tra cứu thông tin về sinh vật gây hại gồm hình ảnh, đặc điểm hình thái, sinh học và biện pháp phòng trừ; văn bản, tài liệu BVTV; quy trình phòng chống sinh vật gây hại do Cục BVTV ban hành; thông tin cảnh báo, khuyến cáo về sinh vật gây hại...

Việc xây dựng App để 'bắt bệnh' cho cây trồng trên điện thoại là giải pháp nhằm ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp hiện nay. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc xây dựng App để “bắt bệnh” cho cây trồng trên điện thoại là giải pháp nhằm ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp hiện nay. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt, trang thư viện sinh vật gây hại cung cấp thông tin hình ảnh, đặc điểm hình thái, sinh học và biện pháp phòng trừ 112 loài sinh vật gây hại trên lúa. Trong khi đó, trang tin tức giúp nông dân có thể xem các tin tức về nông nghiệp, nông sản, tin BVTV trên ứng dụng. Ngoài ra, ứng dụng còn có chức năng cho người dùng tự nhập phản ánh về các lỗi ứng dụng, các vướng mắc để làm cơ sở hoàn thiện phần mềm.

Nông dân khi gặp khó khăn cần hỗ trợ hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin có thể tự đặt câu hỏi trên công cụ trợ lý ảo sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ xử lý ngôn ngữ được tích hợp trong ứng dụng để sẵn sàng hỗ trợ 24/7, mọi lúc mọi nơi.

Theo kế hoạch, từ ngày 11 đến 13/1/2022, các đơn vị liên quan triển khai ứng dụng “Nhận diện sinh vật gây hại lúa” thực tế trên đồng ruộng ở huyện Châu Thành và Châu Phú của tỉnh An Giang để nông dân trải nghiệm.

Cục BVTV và Sở NN-PTNT An Giang phối hợp tổ chức hội nghị triển khai thực hiện thí điểm phần mềm (APPS) nhận diện sinh vật gây hại trên lúa tại An Giang. Ảnh: Ngọc Thắng.

Cục BVTV và Sở NN-PTNT An Giang phối hợp tổ chức hội nghị triển khai thực hiện thí điểm phần mềm (APPS) nhận diện sinh vật gây hại trên lúa tại An Giang. Ảnh: Ngọc Thắng.

Tại hội nghị, ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết: Cục BVTV đang nỗ lực phối hợp với các bên liên quan để đánh giá mức độ chính xác của AI trong việc nhận diện với các loài sinh vật gây hại đã được đào tạo, đáp ứng yêu cầu thí điểm thực tế. Đồng thời, thu thập phản hồi từ nông dân để tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các tính năng của ứng dụng trong phiên bản tiếp theo.

Đặc biệt, có thể đánh giá tính khả thi, khả năng đáp ứng một cách thiết thực nhu cầu của nông dân trong việc nhận biết và phòng trừ các loài sinh vật gây hại trên cây lúa và đánh giá khả năng vận hành của hệ thống trên thực tế.

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục BVTV, với mong muốn phần mềm được áp dụng rộng rãi, rất cần sự chung tay vào cuộc của chính quyền địa phương để hướng dẫn người dân, hỗ trợ tuyên truyền trên các kênh thông tin truyền thông và kinh phí cho nông dân để việc sử dụng phần mềm được an toàn và hiệu quả. T

rong thời gian tới, phần mềm và cơ sở dữ liệu sẽ được cập nhật thường xuyên từ những phản hồi của người sử dụng/nông dân. Đồng thời sẽ mở rộng ứng dụng trên những cây trồng chủ lực khác.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Bình luận mới nhất