| Hotline: 0983.970.780

Thi nhau xâu xé hành lang đê sông Hồng, chính quyền bất lực?

Thứ Sáu 22/07/2016 , 08:16 (GMT+7)

Theo thống kê của Hạt Quản lý đê Phú Xuyên, có đến 11 chủ hộ vi phạm hành lang bảo vệ đê và thoát lũ đã bị Hạt “chỉ mặt điểm tên” và kiến nghị UBND huyện Phú Xuyên có biện pháp xử lý...

Mùa mưa bão năm 2016 đang đến gần song những ngày qua, người dân ở các xã Văn Nhân; Hồng Thái; Khai Thái, Quang Lãng và thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) như "ngồi trên đống lửa" vì hành lang bảo vệ đê sông Hồng bị "xẻ thịt" nghiêm trọng.

Theo thống kê của Hạt Quản lý đê Phú Xuyên, có đến 11 chủ hộ vi phạm hành lang bảo vệ đê và thoát lũ đã bị Hạt “chỉ mặt điểm tên” và kiến nghị UBND huyện Phú Xuyên có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, các chủ bãi vẫn làm ngơ và tiếp tục vi phạm, ảnh hưởng đến hàng lang bảo vệ đê và thoát lũ.

Sai phạm có hệ thống

Chiều 20/7, chúng tôi về thị trấn Phú Minh, xã Văn Nhân để tìm hiểu. Quả thực, đúng như phản ánh của người dân, nơi đây chẳng khác gì một “đại công trường” xây dựng với tiếng gầm rú của những chiếc máy xúc và xe tải hạng nặng chở đầy cát tấp nập ra vào.

Tại điểm tập kết cát ngay sát bến đò Phú Minh, một chiếc máy xúc liên tục nhả gầu cho chiếc xe tải hạng nặng. Phía dưới sông Hồng, hàng chục xà lan chở đầy cát đang chực chờ đến lượt để cập bờ cho tàu hút cát lên điểm tập kết.

Theo Hạt Quản lý đê điều Phú Xuyên, tại xã Văn Nhân có 3 bến bãi vật liệu xây dựng (VLXD) do bà Đoàn Thị Nga "khai phá" có diện tích 24.658m2; ông Nguyễn Văn Thông thuê thầu 17.732m2 và ông Vũ Văn Nam có diện tích 17.462m2. Tất cả đều thuê thầu với UBND huyện để xây dựng làm bãi chứa vật liệu cát, đá dăm... xâm phạm hành lang thoát lũ. Nghiêm trọng hơn, bãi của ông Thông còn chứa cả cát đen trong hành lang bảo vệ đê. Ông Nam cho ông Nguyễn Văn Hùng thuê lại để chứa cát vàng, cát đen trong hành lang thoát lũ với khối lượng rất lớn cao hơn mặt đê.

Ngoài ra, tại địa bàn Phú Xuyên còn có 8 điểm tập kết VLXD không phép khác xâm phạm hành lang đê. Cụ thể, thị trấn Phú Minh có 4 cá nhân, tập thể vi phạm; xã Hồng Thái có 3 bến bãi; xã Quang Lãng có 1 bến bãi... Trong các điểm vi phạm này, “nóng nhất” là các bến bãi thuộc thị trấn Phú Minh, giáp xã Văn Nhân. Các bến bãi này, ngoài tập kết như cát, sỏi còn cả trạm trộn bê tông nằm “sừng sững” ngay sát bờ kè sông Hồng.

Bức xúc trước việc hành lang bảo vệ đê sông Hồng bị xâm hại nghiêm trọng và các xe trọng tải lớn đang ngày đêm “băm nát” đường đê, đường làng, nhiều người dân đã phản đối việc làm của các chủ bãi. Tuy nhiên, các chủ bãi vẫn hoạt động bình thường, phớt lờ cảnh báo của người dân và Hạt Quản lý đê điều Phú Xuyên.

Làm ngơ và tiếp tay cho sai phạm?

Trao đổi với PV về tình trạng hành lang đê sông Hồng đoạn qua xã Văn Nhân đang bị xâm phạm, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Nhân cho biết, trước đây khu vực này được UBND huyện Phú Xuyên cho phép làm lò gạch thủ công và bãi tập kết VLXD.

Tuy nhiên, ngày 28/04/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 567/QĐ-TTg quy định xóa bỏ lò gạch thủ công trên toàn quốc nên các lò gạch thủ công ở đây cũng lần lượt được dỡ bỏ.

Theo tìm hiểu của PV, sau đó, UBND huyện Phú Xuyên đã "tranh thủ" ký hợp đồng cho các cá nhân thuê làm bãi tập kết VLXD với giá 6.300 đồng/m2/năm. Hiện tại các hợp đồng đã hết hạn từ cuối năm 2014 và đầu năm 2015. Ông Tiến cho biết thêm, UBND xã chỉ tham gia các đoàn kiểm tra chứ không quyền hạn cho thuê hay xử phạt vi phạm.

Trước tình trạng vi phạm như trên, ngày 25/4/2016, Hạt Quản lý đê điều Phú Xuyên có công văn đề nghị UBND huyện Phú Xuyên xử lý các điểm tập kết VLXD không phép. Sau khi nhận được kiến nghị này, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên có văn bản gửi Chủ tịch UBND các xã, thị trấn: Văn Nhân; Hồng Thái; Khai Thái, Quang Lãng và Phú Minh yêu cầu có biện pháp kiểm tra, rà soát, tiến hành ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm. Đồng thời, giao ông Trần Hữu Tước, Phó Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, kiểm tra và xử lý dứt điểm các vi phạm trên, thời gian thực hiện xong trước ngày 15/5/2016, báo cáo bằng văn bản kết quả giải quyết.

Tuy nhiên, đã hơn 1 tháng trôi qua, các điểm vi phạm, đặc biệt là tại xã Văn Nhân và thị trấn Phú Minh, hoạt động hút cát từ các xà lan lên bãi tập kết và vận chuyển đi các nơi của thành phố tiêu thụ vẫn diễn ra tấp nập.

Việc người dân ở các địa phương này nghi ngờ chính quyền địa phương làm ngơ và tiếp tay cho sai phạm không phải là không có cơ sở. Hành lang đảm bảo an toàn cho tuyến đê huyết mạch bảo vệ không chỉ người dân huyện Phú Xuyên mà còn của cả thành phố Hà Nội đang bị xâm phạm là thực tế. Báo NNVN sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm