| Hotline: 0983.970.780

Thông tin nông nghiệp mới

Thứ Năm 31/03/2011 , 10:05 (GMT+7)

Ra đời giống gà đặc biệt

Tại vùng Endinburgh của Anh hiện có một con gà rất lạ, một nửa giống gà bình thường, một nửa giống gà tây, được đặt tên là Churkey. Churkey có cổ giống y gà tây, không có lông và có mào to đỏ. Theo các chuyên gia ở ĐH Endinburgh, đây là kết quả của đột biến lạ, gây nên bởi một loại hợp chất giống như Vitamin A làm cho cổ trụi lông hoàn toàn. Hợp chất này là thủ phạm tạo ra một protein có tên là BMP12, làm cho lông không phát triển và da, mào đỏ rực. Điều này thường diễn ra ở những loài động vật lông vũ, cổ trần và cũng là dấu hiệu của một quá trình tiến hóa. Rất có thể sự đột biến nói trên giúp cho loài gà có thêm sức đề kháng trong bối cảnh môi trường đang thay đổi mạnh như hiện nay.

 Lá nhân tạo sản xuất điện năng

Các chuyên gia Viện Công nghệ MIT và Đại học Berkery (Mỹ) vừa nghiên cứu thành công một loại lá nhân tạo, với chiếc lá này kèm theo một galông nước (4,5 lít) có thể sản xuất đủ điện năng dùng cho gia đình trong vòng 1 ngày. Thực chất đây là một tấm panel sản xuất năng lượng mặt trời có hình dạng y trang chiếc lá, sử dụng quá trình quang hợp sinh học để sản xuất điện. Lá nhân tạo nói trên là một phát minh ấn tượng trong chương trình sản xuất năng lượng lựa chọn con người trong tương lai. Nó có cấu trúc đơn giản, chi phí rẻ và dễ lắp đặt. Có kích thước chỉ bằng một quân bài và khi đặt vào thùng nước để dưới ánh mặt trời và nhờ một loại xúc tác rẻ tiền, nó có thể chuyển hóa dịch lỏng thành hydro và ôxy.

Những loại khí phát ra từ 2 mặt của chiếc lá sẽ được dùng để sản xuất điện, đủ dùng cho một căn hộ trong 1 ngày. Hiện tại, hiệu suất quang hợp cao khoảng 10 lần và đang tiếp tục được nhóm đề tài cải tiến để tăng thêm hiệu suất.

Ô nhiễm thủy ngân làm cho chim đực giao phối lẫn nhau

Sau khi kết thúc một nghiên cứu dài kỳ, nhóm các chuyên gia ở ĐH Florida (Mỹ) đã phát hiện thấy trong thời gian gần đây do ô nhiễm môi trường tăng cao, đặc biệt là nạn ô nhiễm thủy ngân nên lượng cò quắm ở Mỹ giảm mạnh về số lượng. Nguy hiểm hơn là ô nhiễm thủy ngân còn làm cho những con đực giao phối với con đực, đây là hiện tượng lạ chưa từng thấy ở loài động vật này. Rất có thể ô nhiễm thủy ngân chính là thủ phạm làm gián đoạn hormone, làm thay đổi các hoạt động sinh sản trong cơ thể.

Để kiểm chứng mức độ ô nhiễm thủy ngân đến quá trình sinh sản của cò quắm, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu 160 con cò, chúng được chia ra thành 4 nhóm. Ba nhóm dùng khẩu phần ăn có chứa thủy ngân ở các mức như thấp, trung bình, cao và một nhóm không có thủy ngân để đối chứng. Kết quả, 55% số cò ăn theo khẩu phần có hàm lượng thủy ngân cao lại "kết duyên" với nhau, trong đó tỷ lệ đực với đực chiếm phần đông. Thậm chí những con cái lại không tìm đến kết bạn với con đực mà ngược lại, những con cái có hàm lượng thủy ngân trong cơ thể, tỷ lệ sinh đẻ giảm tới 35% so với nhóm ăn uống bình thường. Với nghiên cứu trên các nhà khoa hoạc cảnh tỉnh về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân là rất nghiêm trọng, thủ phạm gây tiệt chủng ở một số loài động vật là có thật và đang đến gần.

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.