| Hotline: 0983.970.780

Thủy nông Hà Nội nợ đầm đìa, quỹ tiền lương cùng các quỹ khác đều 'vỡ'

Thứ Ba 23/01/2018 , 09:05 (GMT+7)

 5 công ty thủy nông trên địa bàn TP Hà Nội đang nợ đầm đìa và mất khả năng cân đối thu chi do cơ chế đặt hàng dịch vụ thủy lợi của TP Hà Nội thay đổi luôn xoành xoạch. Suốt 2 năm qua, TP vẫn loay hoay như gà mắc tóc, không tìm được giải pháp tháo gỡ.

Đời sống của hơn 3.000 công nhân thủy nông đang thời kỳ tăm tối nhất.
 

Lãnh đạo Sở “ngại” gặp công nhân thủy nông

Nhắc đến chuyện lương của công nhân thủy nông bị gián đoạn suốt 2 năm qua, ông Trần Thanh Nhã, PGĐ Sở NN-PTNT thú thực: “Trước đây, cán bộ Sở NN-PTNT, Sở Tài chính… vẫn rủ nhau đi kiểm tra các đơn vị thủy nông để nắm bắt khó khăn từ cơ sở. Nhưng bây giờ thì ngại rồi. Thấy anh em quá nheo nhóc khổ sở nên... ngại”.

15-07-45_tl-1
Công nhân thủy nông công ty Sông Đáy mòn mỏi chờ đợi lương

Vị lãnh đạo này còn nói thêm rằng, đây là sự việc tai tiếng, cần sớm tháo gỡ bởi năm 2017 cực kỳ khó khăn, người lao động kiệt quệ sức lực rồi.

Theo ông Doãn Văn Kính, Giám đốc Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy, năm 2016, do TP Hà Nội thay đổi cơ chế xác định kinh phí đặt hàng, đồng thời giảm trừ kinh phí đặt hàng năm 2015 theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, quỹ tiền lương thực hiện năm 2016 giảm đáng kể (chỉ bằng khoảng 45% quỹ tiền lương năm 2014).

Mặc dù công ty mới tạm ứng tiền lương năm 2016 đến hết tháng 11 với mức bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Thế nhưng, mức chi này vẫn cao nên nhiều lao động sẽ tiếp tục bị truy thu tiền lương. Khó khăn chồng chất khó khăn.

Hiện nay, Công ty Sông Đáy nợ tiền điện gần 30 tỷ đồng, nợ BHXH khoảng 3 tỷ đồng và chưa quyết toán tiền lương năm 2016 đối với CBCNV. Do quỹ tiền lương cạn kiệt, từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2017, công ty không có nguồn để trả lương công nhân. Các chế độ chính sách cho người lao động đều không thực hiện đúng quy định, do định mức kinh tế kỹ thuật thay đổi đột ngột.

“Các nhà báo hỏi tôi: “Tết này công nhân thủy nông có thưởng không? Lương công nhân bao giờ có đủ?”. Thực sự nghe câu hỏi như vậy tôi chỉ biết “chào thân ái” vì không bao giờ trả lời được. Chúng tôi đã phối hợp và làm việc hết sức, nhưng vẫn phải bó tay với vấn đề này”, ông Trần Thanh Nhã, chia sẻ thật.

Theo Công ty Sông Đáy, tnh thần của người lao động biểu hiện hoang mang, mệt mỏi, thiếu niềm tin vào tổ chức công đoàn và công ty. Nhiều người lao động đã phải đi vay nợ với số tiền lớn để trang trải sinh hoạt, đóng học cho con, chăm sóc cha mẹ già,…
 

Niềm tin đã chìm xuống đáy

Tại Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ, từ đầu năm 2017, từ giám đốc trở xuống, mỗi người chỉ được tạm ứng 2 triệu đồng. Chỉ riêng tiền điện đã nợ khoảng 50 tỷ đồng và có khả năng không thể cân đối kinh phí thanh toán cho phía điện lực.

Giám đốc công ty, ông Nguyễn Quốc Hội cho biết: Thành phố hiện đang đặt hàng dịch vụ tạm thời cho 5 công ty thủy nông trên địa bàn dựa theo thông tư 280 (quy định về giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi) của Bộ Tài chính ban hành (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017). Theo đó, kinh phí đặt hàng cho công ty bị cắt giảm tới gần 60% (so với năm 2015), từ 200 tỷ xuống 93 tỷ.

Điều đó rất phi lý và chắc chắn 5 công ty không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ông Hội dẫn chứng: Mức lương cơ sở của khu vực hành chính sự nghiệp năm 2017 là 1.300.000 đồng. Nếu nhân với bậc kỹ sư khởi điểm là 2,34 thì công ty đã mất ít nhất 55 tỷ đồng và 14 tỷ đồng tiền đóng BHXH. Hai khoản trên cộng với tiền điện (33 tỷ đồng) thì tổng chi phí đã lên tới 102 tỷ đồng. Vậy lấy đâu ra tiền để chi trả các khoản khác như quản lý, vận hành và khen thưởng, phúc lợi xã hội?

Về bản chất, biểu giá tối đa dịch vụ thủy lợi của thông tư 280 được sao chép từ biểu mức thu thủy lợi phí của Nghị định 67 của Chính phủ ban hành năm 2012. Ông Đặng Tuấn Hùng, Giám đốc Cty TNHH MTV Thủy lợi Sông Tích, chia sẻ: Trong 5 năm từ 2012 đến 2017, lương cơ sở tăng 57% (từ 830.000 đồng lên 1.300.000 đồng). Mức đóng BHXH tăng từ 22% lên 24%, lương vùng tối thiểu (vùng I) tăng từ 2.000.000 đồng lên 3.750.000 đồng, do đó mức đóng bảo hiểm thực tế tăng 40%.

Chị Nguyễn Thị Huế (công nhân trạm bơm An Mỹ) đã cạn tiền chi trả sinh hoạt gia đình, phải vay 150 triệu đồng ở ngân hàng NN- PTNT

Nguyên vật liệu cũng tăng từ 15 – 20%, tiền điện tăng 48%, các vật giá khác cũng tăng theo. Thế nhưng giá dịch vụ thủy lợi lại “ổn định bền vững” suốt 5 năm qua là phản khoa học, không đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ trên thực tế.

Từ bất cập trên, 5 công ty thủy nông đề nghị liên Bộ NN-PTNT và Tài chính nghiên cứu xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh tăng đơn giá tối đa dịch vụ thủy lợi theo thông tư 280 tăng 30% và bổ sung đơn giá tiêu úng cho diện tích phi nông nghiệp bằng 30% đơn giá tiêu cho cấy lúa. Đồng thời, cho các công ty thủy nông thực hiện trích 5% tổng kinh phí để làm quỹ phúc lợi xã hội và khen thưởng.

Họ không hiểu, không biết công ăn việc làm và cuộc sống của họ, của gia đình họ trong thời gian tới sẽ như thế nào. Đa số người lao động trong Công ty Sông Đáy đã gần như kiệt sức. Họ hi vọng được thanh quyết toán tiền lương và các chế độ khác năm 2016 – 2017 với mức đảm bảo cuộc sống. Nhưng gần như vô vọng.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm