| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về lõi Trái đất

Thứ Ba 02/02/2010 , 10:40 (GMT+7)

Xin cho biết bên trong lõi Trái đất chứa chất gì?

* Xin cho biết bên trong lõi Trái đất chứa chất gì?

Lý Ngọc Oanh, Duy Xuyên, Quảng Nam

Lõi đất là hạt nhân của Trái đất. Từ đáy của lớp Mantle dưới kéo dài vào đến tâm, vào khoảng 3.473km. Theo phân tích các số liệu quan trắc người ta chia lõi đất ra làm 3 lớp: lớp lõi ngoài, lớp quá độ và lớp lõi trong. Lõi ngoài được cho là ở dạng lỏng vì nó không có khả năng truyền sóng cắt đàn hồi; chỉ có sóng nén được quan sát là truyền qua nó. Sự hóa rắn của lõi trong là rất khó chứng minh vì sóng cắt đàn hồi truyền qua nó là rất yếu và khó phát hiện.

Bề dày của lớp lõi ngoài là 1.742km, mật độ trung bình khoảng 0,5g/cm3, thể lỏng. Bề dày của lớp quá độ chỉ có 515km, vật chất quá độ từ thể lỏng sang thể rắn. Bề dày của lõi trong là 1.216km, chỉ bằng 70% bán kính của Mặt Trăng, mật độ trung bình là 12,9g/cm3, thành phần chủ yếu là sắt, niken (kền), nên còn được gọi là lõi sắt- kền. Tổng trọng lượng của lõi đất  chiếm 31,5% tổng trọng lượng của Trái đất. Thể tích là 16,2% thể tích Trái đất. Thể tích của lõi đất còn lớn hơn cả sao Hỏa.

Vì lõi đất nằm sâu nhất, chịu áp lực lớn hơn vỏ đất và mantle nhiều. Áp suất ở lõi ngoài là 1,36 triệu atm vào đến lõi trong áp suất tăng lên đến 3,6 triệu atm. Áp suất lớn như vậy thật khó tưởng tượng đối với chúng ta ở trên mặt đất. Một nhà khoa học đã thí nghiệm, trường hợp 1cm3 chịu áp lực 1.770 tấn, kim cương - chất rắn nhất, cũng mềm nhũn ra. Ngoài ra, nhiệt độ trong lõi đất cũng rất cao, ước tính khoảng 2.000 - 5.000 độ C. Mật độ trung bình là 10 - 16g/cm3.

Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ như vậy, khái niệm về thể rắn hay thể lỏng bình thường không còn ý nghĩa gì nữa. Sắt trong đó vừa có độ cứng như sắt, nhưng lại mềm như nhựa đường (dẻo). Chất đó vừa cứng gấp hơn chục lần sắt, nhưng lại có thể biến dạng một cách chậm chạp mà không bị nứt rạn. Tính chất đặc biệt của lõi đất không thể bắt chước ngay cả trong các phòng thí nghiệm hiện đại, vì thế người ta còn biết rất ít.  

* Ai là người đầu tiên tới Nam cực? Ai là công dân Việt Nam tới Bắc cực đầu tiên?

Nguyễn Hữu Giao, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh

Năm 1773, nhà thám hiểm hàng hải người Anh James Cook đã đi vòng quanh châu nam cực và vượt vòng nam cực, tới vĩ tuyến 71°10' nam.

Năm 1820, hai nhà thám hiểm người Nga Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Petrovich Lazarev đã nhìn thấy bờ lục địa Nam cực. Ngày 16 tháng 1 năm 1901, nhà thám hiểm người Anh Sir Ernest Henry Shackleton đã đến cách địa cực 179km.Ngày 14 tháng 12 năm 1911, đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm Na Uy Roald Amundsen dẫn đầu là đoàn thám hiểm đầu tiên đặt chân đến Nam Cực. Ngày 18 tháng 1 năm 1912, đến lượt đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott dẫn đầu là đoàn thám hiểm thứ hai đến Nam Cực.

Chị Hoàng Thị Minh Hồng là công dân Việt Nam đầu tiên đặt chân lên Nam Cực (1997), vừa rồi lại được mời tham dự chuyến thám hiểm mang tên “Hiệp ước Quốc tế về Nam Cực”, diễn ra vào tháng 11-2009. Chị kể rằng: Chúng tôi đến Nam Cực vào mùa hè, nên lúc nào trời đất cũng sáng trưng thích lắm. Ai cũng có cảm giác làm được nhiều việc hơn, và chẳng ai muốn đi ngủ cả. Có lúc đến 3 h lại rủ nhau đi dạo trên băng, mà chẳng cần phải mang đèn pin. Mà cũng khó ngủ, vì nằm trong lều mà cả đêm cứ sáng trưng, phải bịt mắt lại mới ngủ được.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm