| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về vị giác

Thứ Ba 09/11/2010 , 13:47 (GMT+7)

Vì sao muối lại mặn và đường lại ngọt? Tại sao đầu lưỡi lại phân biệt được các vị khác nhau?

* Vì sao muối lại mặn và đường lại ngọt? Tại sao đầu lưỡi lại phân biệt được các vị khác nhau?

Ngô Văn Diên, TT Hoàn Lão, Bố Trạch, Quảng Bình

Hương vị là khả năng đáp ứng với các phân tử hòa tan và các ion gọi là vị chất (tastants). Con người phát hiện mùi vị với các tế bào thụ cảm vị giác (taste receptor cells). Đây là những nhóm trong nụ vị giác (taste buds). Mỗi nụ vị giác có một lỗ chân lông mở ra đến bề mặt của lưỡi cho phép các phân tử và ion đưa vào miệng để đạt được các tế bào thụ thể ở bên trong.

Có năm cảm giác hương vị chính: Mặn, chua, ngọt, cay, đắng. Một nụ vị duy nhất chứa 50-100 tế bào vị đại diện cho tất cả 5 giác mùi vị. Mỗi tế bào vị giác có các thụ thể (receptors) trên bề mặt của nó. Đây là những protein xuyên màng mà chấp nhận các ion làm tăng cảm giác của mặn và chua; liên kết với các phân tử đó làm phát sinh vị giác.

Hương vị các tế bào thụ thể được kết nối, thông qua một khớp thần kinh giải phóng năng lượng (ATP), với một tế bào thần kinh giác quan sơ cấp để chuyển về não. Tuy nhiên, một tế bào thần kinh giác quan có thể kết nối với các tế bào một số vị giác khác nhau.

* Vì sao rễ cây biết tìm đến nơi có nước và chất dinh dưỡng?

Lại Quang Anh, Đông Hoàng, Đông Hưng, Thái Bình

Rễ cây và vi sinh vật luôn có xu hướng tìm đến các vùng có dung dịch chứa các chất dinh dưỡng. Người ta gọi hiện tượng đó là hóa hướng động hay tính hướng hóa. Theo thông tin trên trang web thuviensinhhoc.com thì tính hướng hóa là sự vận động sinh trưởng của thực vật đến nguồn các chất hóa học cần thiết cho hoạt động sống của chúng.

Rễ cây có xu hướng tìm đến nơi có nguồn phân bón và nước (tính hướng hóa dương). Rễ cây cũng có khả năng sinh trưởng tránh xa dần các yếu tố độc hại đối với cây (tính  hướng  hóa  âm).Tính hướng hóa đã giúp cho rễ cây chủ động tìm kiếm đến các vùng có chất dinh dưỡng trong đất để rễ hút cung cấp cho cây, đồng thời giúp cho cây tránh xa được các chất độc gây tác hại cho cây.

 Ngoài rễ có tính hướng hóa, ống phấn cũng có tính hướng hóa rõ rệt. Khi thụ phấn, ống phấn sinh trưởng trong vòi nhụy, nhờ tính hướng hóa mà nó sinh trưởng về phía bầu nhụy để dẫn các tinh tử đực vào thụ tinh cho noãn (tính hướng hóa dương). Ngoài các tính hướng trên thì rễ cây còn có tính hướng thủy (hướng về nguồn nước), hướng nhiệt (hướng về phía có nhiệt độ ấm), hướng thương (bị chấn thương gây sự uốn cong âm). Trong sinh học bạn chỉ có thể hỏi thế nào, chứ nếu hỏi tại sao có được các đặc tính thích nghi kỳ diệu ấy thì khó tìm được câu trả lời lắm.

* Cây quang hợp được nhờ diệp lục trong lá. Vậy những cây có lá màu vàng, màu đỏ có quang hợp được hay không?

Trịnh Thúy Quỳnh, Trùng Khánh, Cao Bằng

Cây có khả năng quang hợp được nhờ chất diệp lục trong lá cây. Đôi khi cả ở thân cây. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì chất diệp lục (diệp lục tố, chlorophyll) là sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam. Từ này có nguồn gốc Hán-Việt: "Diệp" là lá, "lục" là xanh lục.

Ngoài chất diệp lục, carotenoid, phycobilin và xantophyl cũng là các sắc tố cảm quang được tìm thấy ở thực vật và một số sinh vật quang tổng hợp khác. Các sắc tố này được cố định trong màng thylacoid của lục lạp. Chất diệp lục hấp thu mạnh nhất ánh sáng xanh dương và đỏ, kém ở phần xanh lá của phổ điện từ, do đó màu của mô chứa chất diệp lục giống màu cùa lá cây.

Các loại lá cây mà ta thường trồng làm cảnh thường các sắc tố carotenoid (đỏ, da cam, tía) và xantophyl (vàng) lấn át sắc tố diệp lục nên lá có nhiều màu không phải màu lục. Tuy nhiên chúng vẫn tham gia vào quá trình quang hợp như các cây khác.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm