| Hotline: 0983.970.780

Tình địch thành chị em

Chủ Nhật 19/04/2020 , 06:35 (GMT+7)

Suốt buổi sáng ngày chủ nhật, bố mẹ và vợ chồng Duyên cứ tíu tít như én mùa xuân.

Cả nhà ai cũng tay năm tay mười, bố chồng và chồng Duyên lau dọn nhà cửa, cứ lau đi lau lại, cho đến lúc từ bộ xa lông cho đến các cánh cửa, rồi nền nhà nền sân đều bóng lộn lên, không còn một hạt bụi mới thôi.

Còn mẹ chồng với Duyên thì lúi húi trong bếp làm cơm. Tuy bận rộn, nhưng mặt mũi ai cũng hớn hở, nhẹ nhõm.

Sở dĩ có chuyện đó là vì hôm nay Thuận, anh trai của chồng Duyên sẽ đưa bạn gái về ra mắt. Năm nay Thuận 34 tuổi, là trưởng phòng kỹ thuật của một công ty nước ngoài, lương tháng gần 100 triệu, người ngợm sáng sủa, tính nết hiền lành, không bao giờ rượu chè cờ bạc, không ít cô gái đã thầm mơ ước được làm vợ anh, nhưng không hiểu sao từng ấy tuổi mà anh vẫn cứ “trơ thân cụ”.

Đến nỗi họ hàng đã có người đặt câu hỏi : hay thằng Thuận nó không phải đàn ông ? Câu hỏi dù chỉ nửa đùa nửa thật nhưng đã làm ông bố anh không biết bao nhiêu đêm mất ngủ.

Từ năm Thuận 25 tuổi còn Hữu, chồng Duyên, mới 20 tuổi, ông bà đã dục Thuận lấy vợ để ông bà có cháu bế rồi. Lúc đầu, Thuận chỉ cười trừ.

Rồi càng về sau, ông bà càng dục gấp. Nhưng dục thế nào thì cũng chỉ như nước đổ đầu vịt. Năm 23 tuổi, Hữu yêu Duyên, nhưng cứ nấn ná không chịu cưới vì còn chờ Thuận lấy vợ trước. Dục Thuận mãi không được, ông bố cáu :

- Mày có chịu lấy vợ đi để em mày nó còn cưới hay không, hử.

- Ô hay, bố lạ nhỉ. Con lấy vợ chứ có phải bố lấy đâu mà bố phải sốt ruột. Em Hữu nó muốn cưới lúc nào mà chả được,việc gì cứ phải chờ con.

Chờ mãi không được, năm Hữu 25 tuổi, ông bà phải tổ chức cưới trước cho anh. Năm ấy Duyên 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, còn Thuận 30 tuổi. Thấy con trai lớn chẳng đoái hoài gì đến chuyện vợ con, ông bố lại cáu :

- Này thằng Thuận kia, mày có chịu lấy vợ hay không thì bảo.

- Ôi dào, bố mẹ không nghe các cụ nói đấy à, “vợ con là cái nợ nần, thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm”.

- Mày nói thế, thì bố cũng đến vái mày cả nón thôi.

Từ đó, ông giận anh con cả, không bao giờ nhắc đến chuyện vợ con với anh ta nữa. Nhưng đầu tuần này, Thuận bỗng nói với cả nhà :

- Thưa bố mẹ, chủ nhật này con đưa bạn gái con về ra mắt. Nếu bố mẹ ưng ý, thì cuối tháng sau xin bố mẹ tổ chức đám cưới cho chúng con.

Nghe vậy, cả bố mẹ lẫn vợ chồng Duyên đều như cất đi được một hòn đá tảng vẫn đè lên ngực bấy lâu nay. Cả nhà xúm lại hỏi những nào là cô ấy tên gì, bao nhiêu tuổi, công tác gì, quê ở đâu, bố mẹ anh chị em thế nào...Thuận bảo :

- My cũng bằng tuổi em Duyên, con với My yêu nhau đã 4 tháng nay rồi. Nhưng mấy hôm trước con mới cầu hôn với em. Hỏi em có đồng ý làm vợ anh không. Thấy em gật đầu, con mới quyết định đưa em về ra mắt cả nhà.

Trước giờ Thuận về, cả nhà đã thay quần áo tươm tất. Bố chồng và chồng Duyên ai cũng comple ca vát chỉnh tề. Còn mẹ chồng và Duyên thì xúng sính áo dài. Mười một giờ rưỡi, khi chiếc xe ATIS đen bóng của Thuận trườn tới đầu ngõ, cả nhà chạy ra đón, ai nấy tíu tít chào hỏi.

Riêng Duyên, vừa trông thấy người con gái sóng bước với Thuận vào đến sân, Duyên chợt điếng người. My, trời ơi, thì ra là My thật sao. Hôm trước nghe Thuận nhắc đến tên My, Duyên đã ngờ ngợ.

Nhưng rồi cô gạt đi ngay, ở đời, người ta trùng tên trùng họ là chuyện bình thường. Ngờ đâu... đúng là trái đất tròn, hay, nói như người đời, là “oan gia ngõ hẹp”. Ai ngờ Duyên lại gặp lại My trong hoàn cảnh trớ trêu này.

Duyên và My học cùng khóa, cùng lớp trong trường đại học. Ngay năm đầu, cả hai đều có tình cảm với Khoa, chàng sinh viên đại học bách khoa năm thứ ba, nhân một lần giao lưu giữa hai trường.

Khoa đẹp trai, đàn giỏi, hát hay, lại là sinh viên có lực học xuất sắc. Khoa là trưởng nhóm sinh viên chế tạo rô bốt cuả trường, và khi đi dự cuộc thi rôbocom do đài truyền hình Việt Nam tổ chức, nhóm của anh đã dành chức vô địch, mang vinh quangvề cho trường.

Vừa gặp, cả Duyên và My đều bị tiếng sét ái tình từ Khoa đánh gục. Thế là một cuộc đua dành giật mỹ nam của hai cô gái bắt đầu. Vì Khoa mà cả hai đã không ít lần nặng lời với nhau. Cuối cùng, My là người chiến thắng. Nhìn họ hẹn hò nhau, Duyên hận My đến tận xương tủy.

Và khi ra trường, biết họ đã chia tay, thì Duyên hả dạ vô cùng. Nhưng cái tên My thì vẫn ám vào Duyên rất sâu, mỗi lần nghĩ đến, Duyên lại thấy như bị một cái cật nứa cứa vào da thịt

My cũng đã nhận ra Duyên, gương mặt cô lúc đầu tái đi vì bối rối, nhưng rất nhanh, My đã lấy lại được bình tĩnh, ăn nói tự nhiên.

Khi ông bố dục dọn cơm, Duyên xuống bếp, My vội đứng dậy, nói với ông bà :

- Để con xuống dọn cơm cùng với em Duyên.

Đến bếp, My bảo Duyên :

- Duyên ơi, mình xin lỗi. Những chuyện đã qua thì hãy để nó qua đi, đừng để trong lòng. Giờ chúng ta là người một nhà rồi.

Thấy My tỏ thái độ rất chân thành,Duyên cũng nắm tay My :

- Đúng vậy. Hãy chôn vùi những chuyện cũ đi. Từ nay, Duyên xin được gọi My là chị.

(Kiến thức gia đình số 16)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm