| Hotline: 0983.970.780

Trai 35 tuổi vẫn bám váy mẹ

Thứ Hai 29/08/2022 , 08:42 (GMT+7)

35 tuổi mà chỉ nằm dài, học giỏi, học đại học xong mà không chịu đi làm, không làm gì để kiếm tiền, chỉ làm xe ôm cho mẹ?

Cô Dạ Hương kính mến!

Mẹ cháu có ba anh chị em. Mẹ là chị cả, nữa là em trai và em gái út. Ông bà ngoại mất đã lâu, việc bàn thờ đã có vợ chồng người cậu của cháu chu tất. Nhưng canh cánh ở trong mẹ là dì út cô ạ.Thời ấy bao cấp, ông bà ngoại là nông dân hợp tác xã, ngoài học hành, mẹ còn phải chăm lo cho hai em nhỏ.

Mẹ ốm yếu do thiếu dưỡng chất và làm lụng sớm nên thấp bé nhẹ cân. Học xong cấp 2, mẹ không đi đại học, làm công nhân để sớm có tiền giúp đỡ ba mẹ.Ở đây mẹ gặp bố cháu, một quân nhân giải ngũ về nông trường chỗ mẹ làm cán bộ quản lý. Rồi ba anh em cháu ra đời, bố mẹ quyết thay đổi tương lai, rời xa cày cuốc, thế nên bọn chúng cháu đều được học hành đến nơi đến chốn. Cậu của cháu đi bộ đội, vào tận chiến trường Tây Nam, sau 1989 mới về nước và xin chuyển ra Tỉnh đội tỉnh nhà. Từ đó cậu lấy vợ, chăm sóc bố mẹ, mọi việc của họ hàng cậu chu tất hết. Cậu có hai con đều là trai, cả hai em đều ngoan và giỏi cả. Vấn đề là giỏi mà ngoan thì mới hiếm, cô nhỉ?

Dì út nhờ sự hy sinh và đóng góp xã hội của chị cả và anh trai nên yên ổn, thong dong học hành. Ra tận thủ đô học và học lên cao học rồi dạy đại học. Dì là niềm tự hào khi đó của ông bà ngoại cháu. Chỉ có mẹ và cậu không hy vọng dì sẽ hạnh phúc như chị và anh trai, là vì tính dì út khác người. Dì lấy chồng như rút thăm, không yêu mà vẫn lấy, cái ông cùng dạy đại học rất giỏi mánh mun dạy thêm, đua chen tổ chức cho thầy cô các tỉnh xa về làm cao học. Ông ta đã có một đời vợ, đã ly hôn, rất bẻm mép, rất mã. Mẹ nói ngay từ đầu, hai đứa này sẽ không bền. Dì sinh được con trai, trong khi con riêng của ông ấy là con gái. Nhưng họ sống như phường chèo, bạn bè của dì định nghĩa thế đó, nghĩa là sáng vui chiều giận tối đã ngủ chung, ngày nào cũng hục hặc.

Hồi ấy bà ngoại còn sống, bà hết tự hào, bà bắt đầu buồn lo. Rốt cũng họ chia tay, khi bà của cháu mất, trước thì dì cầm cự để cố cho bà vui thôi.Vấn đề của dì là dì bao con trai và sống với nó hơi kỳ cục, kiểu sở hữu, kiểu điều khiển, kiểu gì không biết nữa. Nay thằng ấy đã 35 tuổi mà chỉ nằm dài, học giỏi, học đại học xong mà không chịu đi làm, không làm gì để kiếm tiền, chỉ làm xe ôm cho mẹ. Lỗi tại dì, lỗi do dì, con trai ngủ chung với mẹ tận 18 tuổi. Nó vào đại học như là học cho mẹ, lơ phơ. Đến giờ thì không yêu ai, không gì cả.

Cháu thân mến!

Vấn đề của dì út của cháu như thể mẹ đơn thân. Có một quan niệm sai lầm ở chính định nghĩa: Mẹ đơn thân này. Theo cô, đơn thân là mẹ muốn có đứa con ấy một mình, cha bị ẩn, cha không cần trong khai sinh. Phụ nữ góa, phụ nữ ly hôn không thể xem là đơn thân.Vì sao? Vì đứa bé biết có cha, biết rõ, và có thể có đi lại với cha, người cha có cấp dưỡng. Việc ấy khác mẹ đơn thân chỗ nào? Khác, rất khác, ở tâm lý đứa trẻ và chính người mẹ. Cô thấy luôn luôn một tình trạng: mẹ phụng phịu, mẹ kể tội bố, mẹ muốn chia cắt con và bố để giành phần thắng cho mình trong cuộc chiến âm thầm khi chỉ còn một mình. Cuộc chiến ấy dai dẳng ở phụ nữ ly hôn (khác với góa) và sự phức tạp hơn nhiều do với mẹ đơn thân, con không biết bố.

Dì của cháu ly hôn, nghĩa là đứa bé có bố, biết bố rõ. Nhưng dì của cháu hành xử với con không giống mẹ đơn thân. Đơn thân khiến người nữ cang cường, sắc nét và biết mình phải chịu trách nhiệm duy nhất về “sản phẩm con” này. Dì của cháu không cang cường, nhưng muốn sở hữu con, con đây là con trai. Sẽ là chỗ dựa tuổi già, ôm bàn thờ mà dì sẽ duy nhất trên đó, sẽ và sẽ… Nhưng hậu quả của sở hữu nào cũng là sai lầm do chính chủ sở hữu gây ra, vì không ai sở hữu ai kể cả con mình. Con chó con mèo mà chiều quá nó còn sinh hư, huống chi con người.

35 tuổi ì ra, bám mẹ, xe ôm của mẹ. Làm sao khiến một đứa 35 tuổi yêu khi nó thấy hình như nguội rồi, mẹ với mình ổn rồi, yêu chi. Vả lại, nếu mẹ như dì út thì cô gái nào dám lao vào, để yêu đứa con như dây leo ấy và làm dâu, chắc chắn phải làm dâu bà mẹ ấy? Rất nan giải và vô vọng. Nên khuyên mẹ cháu, anh chị em mỗi người mỗi phận, kệ đó, lo âu buồn rầu chi quá cho tổn thọ, rồi phiền lụy đến các con, nhé. 

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm