| Hotline: 0983.970.780

Tranh cãi về người đàn ông thọ hơn 250 tuổi

Thứ Sáu 23/12/2022 , 11:07 (GMT+7)

Lý Thanh Vân được cho là đã 256 tuổi khi ông qua đời vào năm 1933, song các chuyên gia di truyền học nói rằng điều đó là "không thể".

Đó đây

Người thọ nhất thế giới từng được chứng thực là Jeanne Calment, một phụ nữ Pháp qua đời ở tuổi 122. Tuy nhiên, có một người đàn ông Trung Quốc tên Lý Thanh Vân được cho là đã vượt qua kỷ lục này tới 134 năm.

A1

Ông Lý Thanh Vân, người đàn ông Trung Quốc được cho là đã sống thọ tới 256 tuổi. Ảnh: Wikipedia.

Lý ban đầu tuyên bố ông sinh năm 1736, nhưng một số hồ sơ chưa xác thực được phát hiện sau đó về cuộc đời ông cho thấy ông thực tế sinh năm 1677. Điều này có nghĩa là ông đã thọ 256 tuổi vào thời điểm qua đời năm 1933.

Bí ẩn về tuổi thọ của ông đến nay vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Vào những năm 1920, câu chuyện kỳ lạ về Lý Thanh Vân đã gây xôn xao khắp thế giới. Theo trang kiểm chứng thông tin Snopes, ông Lý được cho là sinh ra ở tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc, vào năm 1677 hoặc 1736. Lý tuyên bố ông đã trải qua thế kỷ đầu tiên cuộc đời mình với công việc là một nhà nghiên cứu thảo dược, chuyên thu thập các cây thuốc từ mọi miền rừng núi của đất nước.

Lý cho biết sau khi bước sang tuổi 100, ông không thể tiếp tục chu du khắp nơi như trước đây nên ông bắt đầu bán các loại thảo mộc thu mua từ những người khác.

Báo New York Times từng đưa tin Lý Thanh Vân đã kết hôn 24 lần và bà vợ cuối cùng là người chứng kiến ông qua đời. Ông có ít nhất 180 hậu duệ, trải qua 11 đời.

Trong cuốn sách với tự đề “Người bất tử” của mình, vị tướng Trung Quốc Dương Sâm, người đã gặp Lý vào năm 1927, mô tả ông “có thị lực tốt, bước đi nhanh nhẹn, móng tay rất dài và nước da hồng hào”.

Cùng khoảng thời gian Dương Sâm gặp Lý Thanh Vân, thủ lĩnh quân phiệt Trung Quốc Ngô Bội Thu cũng đã nghe nói về người đàn ông phi thường này. Nếu bí quyết trường thọ của Lý được cất giấu ở vùng núi Tứ Xuyên, lãnh chúa này muốn tìm ra nó.

Ngô Bội Thu được cho là đã gặp Lý Thanh Vân vào cuối những năm 1920 để xin lời khuyên của ông về cách sống lâu. Theo tạp chí TIME của Mỹ, vào thời điểm đó, Lý đã giải thích trong nhiều thập kỷ, ông sống chủ yếu bằng các loại thảo mộc và rượu gạo.

Tuy nhiên, Lý sau đó tiếp tục nói rằng bí mật của ông không chỉ nằm ở chế độ ăn uống. Ông cho biết bí quyết để “sống qua một thế kỷ” bắt đầu từ sự “bình tĩnh bên trong”.

Theo báo New York Times, Lý Thanh Vân nhấn mạnh “tuổi thọ của mình bắt nguồn từ sự thanh thản trong tâm hồn. Ông tin tất cả mọi người đều có thể sống ít nhất một thế kỷ bằng cách đạt được trạng thái tĩnh tâm”.

Trên thực tế, lời khuyên chính thức của ông Lý đã được ghi lại là: “Giữ một trái tim yên tĩnh, ngồi như một con rùa, đi lại nhanh nhẹn như một con chim bồ câu và ngủ như một con chó”.

Ngoài ra, theo cuốn sách “Bí mật suối nguồn tươi trẻ cổ xưa” của Peter Kelder, một học trò của Lý Thanh Vân tuyên bố rằng thiền định, các bài tập thở và vận động đã giúp ông sống thọ. Người này cho biết thầy Lý từng giải thích với ông rằng: “Tôi có được tuổi thọ như vậy là do tôi thực hiện các bài tập hàng ngày, đều đặn, chính xác với lòng thành tâm, trong suốt 120 năm”.

Dù Lý tuyên bố ông đã 256 tuổi không lâu trước khi qua đời và một số người khác cũng làm chứng cho ông, không có bằng chứng thực sự vững chững cho con số trên.

A2

Tướng Dương Sâm, người đã gặp Lý Thanh Vân vào những năm 1920 và mô tả rằng người đàn ông này “có thị lực tốt, bước đi nhanh nhẹn, móng tay rất dài và nước da hồng hào”. Ảnh: USC Library.

Vào đầu thế kỷ 20, những người hàng xóm nói rằng ông nội của họ biết Lý Thanh Vân từ thời trẻ và lúc đó, ông đã là một cụ già.

Và vào khoảng năm 1928, giáo sư Ngô Chung Kiệt của Đại học Thành Đô được cho là đã tìm thấy các hồ sơ hợp pháp của chính phủ chứng minh rằng Lý Thanh Vân thực sự sinh năm 1677. Cũng có những hồ sơ cho thấy chính phủ Trung Quốc đã chúc mừng Lý nhân dịp sinh nhật lần thứ 150 và 200 của ông.

Dù vậy, nhiều người vẫn hoài nghi về những tuyên bố có vẻ thái quá về số tuổi của Lý Thanh Vân.

Theo Hiệp hội Báo chí Australia, một chuyên gia về di truyền học từ Đại học Boston tên Thomas Perls hồi năm 2020 khẳng định việc ai đó đạt được tuổi thọ 256 là điều “bất khả thi”.

Ngay cả trong những năm cuối đời của Lý, một số người cũng bày tỏ nghi ngờ về tuổi tác của ông. Tạp chí TIME năm 1933 đưa tin: “Đối với những cặp mắt hoài nghi của phương Tây, ông ấy trông chẳng khác gì bất kỳ người Trung Quốc 60 tuổi nào”.

Tờ New York Times cũng ám chỉ những tuyên bố của Lý Thanh Vân có thể không chính xác. “Nhiều người đã nhìn thấy Lý gần đây tuyên bố rằng diện mạo của ông ấy không khác gì những người kém ông hai thế kỷ”, tờ báo Mỹ cho hay.

Có thể ông Lý chỉ đơn giản là lấy danh tính của một tổ tiên đã khuất hoặc một người khác cùng tên để củng cố cho những tuyên bố của mình, điều này sẽ giải thích cho các hồ sơ chính phủ, nếu chúng là thật.

“Không ai có thể biết chính xác Lý Thanh Vân bao nhiêu tuổi vào thời điểm ông qua đời”, trang kiểm chứng thông tin Snopes kết luận. “Ông ấy có thể rất già, thậm chí già hơn tuổi thọ của người sống lâu nhất thế giới là 122 tuổi”. Tuy nhiên, Snopes lưu ý khả năng này là rất khó xảy ra.

(Theo ATI)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm