| Hotline: 0983.970.780

Tranh chấp đất rừng 3 người bị bắn chết, mâu thuẫn âm ỉ từ lâu

Thứ Hai 24/10/2016 , 08:21 (GMT+7)

Ít nhất 3 nhân viên quản lý bảo vệ rừng thuộc Cty TNHH Long Sơn đã bị bắn chết, nhiều người khác bị thương rất nặng đang được tích cực cấp cứu tại bệnh viện. 


Ngoài 3 cán bộ quản lý rừng tử vong còn có 15 người khác bị thương nặng đang được cấp cứu. (Ảnh: Thiện Nhân/VnExpress)
 

Đây là hậu quả của một vụ tranh chấp đất rừng xảy ra tại vùng giáp ranh giữa xã Quảng Trực và xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông.
 

Nổ súng kinh hoàng

Thông tin ban đầu cho biết, sáng ngày 23/10, Cty TNHH Long Sơn đã cho người cùng máy móc vào vị trí đất rừng tại tiểu khu 1536, đây là vùng đất đang xảy ra tranh chấp giữa một số hộ dân với công ty này.

Trong lúc Cty TNHH Long Sơn đang cho người điều khiển máy móc san ủi thì nhiều người kéo tới yêu cầu dừng ngay việc san ủi này vì họ cho rằng vị trí đất này thuộc quyền sử dụng của họ, do họ khai phá.

Hai bên phát sinh mâu thuẫn, một số người đã dùng súng hoa cải bắn về phía những người đang làm việc cho Cty TNHH Long Sơn. Vụ nổ súng khiến 3 người của đơn vị này bị thương đặc biệt nghiêm trọng rồi tử vong ngay sau đó là anh Dương Văn Tiến (24 tuổi), quê Ninh Thuận, Điểu Tèo (25 tuổi) và Điểu Vinh (17 tuổi), đều ngụ tại tỉnh Bình Phước. 

Ngoài ra, vụ nổ súng hoa cải này còn gây thương tích nặng cho nhiều người khác của Cty TNHH Long Sơn. Các nạn nhân lập tức được chuyển tới Bệnh viện huyện Tuy Đức cấp cứu, nhiều người trong số này đang trong tình trạng nguy kịch. Các đối tượng nổ súng bắn người sau đó nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường.

Nhận được tin báo, Công an tỉnh Đắk Nông, Công an huyện Tuy Đức điều động trên một trăm cán bộ, chiến sĩ lập tức tới hiện trường. Tuy nhiên, nơi xảy ra vụ án trên là vùng đất giáp ranh giữa xã Quảng Trưc và Đắk Ngo, của huyện Tuy Đức. Vị trí này cách trung tâm tỉnh Đăk Nông tới 60km, xã UBND xã Đắk Ngo 20km, đường rừng, mùa mưa nên các đơn vị chức năng mất khá nhiều thời gian di chuyển mới vào tới hiện trường.

Đến chiều tối cùng ngày, lực lượng chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi cả 3 nạn nhân để phục vụ công tác điều tra vụ án đặc biệt nghiêm trọng này. Lực lượng của các phòng chức năng Công an tỉnh Đắk Nông cũng đã tỏa đi nhiều nơi bao vây, chốt chặn các ngã đường, truy bắt các đối tượng gây án.

Bước đầu, Công an tỉnh Đăk Nông đã xác định được 2 trong 4 nghi phạm chính gây ra vụ án này là Hoàng Văn Thắng, Đinh Viết Thọ cùng hai người khác.

Trong đó, 1 người được cơ quan Công an tình nghi là có vai trò giúp sức, 3 người còn lại trực tiếp tham gia bắn chết 3 người và gây trọng thương cho khoảng 10 người khác. Các đối tượng gây án đều là người ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, lâu nay lên xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức sản xuất và có tranh chấp đất đai với Cty TNHH Long Sơn.
 

Mâu thuẫn âm ỉ từ lâu

Trao đổi với PV qua điện thoại, đại diện Cty TNHH Long Sơn, có trụ sở tại huyện Đắk Song (Đăk Nông) cho biết, rất đau lòng trước sự cố nghiêm trọng trên trên. Đơn vị này cho biết, họ được UBND tỉnh Đăk Nông giao khoảng 1.000ha đất tại tiểu khu 1536 vùng giáp ranh giữa hai xã Đắk Ngo và Quảng Trực của huyện Tuy Đức để thực hiện dự án nông lâm kết hợp. Vùng đất được giao có nhiều họ trước đó đã lấn chiếm đất rừng canh tác nông nghiệp nên khi doanh nghiệp tới lấy đất để thực hiện dự án thì phát sinh tranh chấp với nhiều hộ có đất trong khu vực này.

Trong thời gian qua, các bên đã ngồi lại thương thảo nhưng không đi đến thống nhất. Một cán bộ địa phương cho biết, các hộ dân có đất lấn chiếm, canh tác trong vùng từ lâu đã phát sinh mâu thuẫn với Cty TNHH Long Sơn vì họ cho rằng đất của gia đình họ khai phá, canh tác từ nhiều năm qua, nay không thể nghiễm nhiên giao cho công ty này thực hiện dự án nông lâm kết hợp mà không được bồi thương, hỗ trợ thỏa đáng.

Theo thông tin chúng tôi có được, có khoảng trên 30 hộ bị cưỡng chế, giải tỏa để bàn giao đất cho Cty TNHH Long Sơn thực hiện dự án nông lâm kết hợp.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm