| Hotline: 0983.970.780

Trẻ có nguy cơ tăng động nếu chơi điện tử quá 3 giờ mỗi ngày

Thứ Sáu 03/04/2015 , 09:41 (GMT+7)

Chơi trò chơi điện tử (videogames) giúp trẻ tăng cường thị giác và khả năng nhận thức, song nếu chơi trò chơi này quá nhiều, trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề về rối loạn hành vi.

Đây là cảnh báo của các nhà khoa học Mỹ đưa ra trong các nghiên cứu mới công bố, được đăng tải trên tạp chí PLoS One số ra ngày 1/4.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Brown kết luận rằng chơi videogames không những cải thiện các kỹ năng về thị giác mà còn giúp cải thiện khả năng học tập nhờ các kỹ năng đó.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo trẻ em chơi videogames hơn 3 giờ đồng hồ/ngày có nguy cơ bị hiếu động thái quá, còn gọi là tăng động. Ngoài ra, những đứa trẻ này thường có xu hướng tham gia vào các vụ đánh nhau hoặc không hứng thú với việc học ở trường.

Trong khi đó, các chuyên gia đến từ Đại học Oxford đã đưa ra một cái nhìn đa chiều hơn về tác hại của trò chơi điện tử đối với trẻ em. Theo họ, chơi trò chơi điện tử ít hơn một giờ đồng hồ/ngày có thể có tác động tích cực đối với hành vi của trẻ.

Cũng theo các nhà khoa học, hành vi của trẻ ngoài đời thực liên quan nhiều hơn tới thời lượng trẻ dành để chơi videogames, chứ không liên quan tới loại hình game mà trẻ chơi.

Các nhà khoa học cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa các trò chơi điện tử bạo lực và hành vi kích động ngoài đời thực hoặc thành tích học tập của trẻ.

Vietnam+

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.