| Hotline: 0983.970.780

Triều Tiên huy động công chức nhà nước đi chống hạn

Thứ Năm 05/05/2022 , 16:47 (GMT+7)

Lực lượng nhân viên văn phòng và công nhân các nhà máy của Triều Tiên đã được cắt cử đến các vùng nông nghiệp trên khắp đất nước để tham gia cuộc chiến chống hạn.

Trong nhiều năm qua, Triều Tiên luôn rơi vào tình trạng hạn hán nghiêm trọng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Medium

Trong nhiều năm qua, Triều Tiên luôn rơi vào tình trạng hạn hán nghiêm trọng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Medium

Các phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên vừa đồng loạt đưa những tin tức và hình ảnh giới công nhân viên chức và từ các thành phố và nhà máy được điều về các vùng nông thôn để chống hạn, trong bối cảnh lo ngại về tình trạng thiếu lương thực kéo dài.

Theo đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong- un đã kêu gọi thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện an ninh lương thực đang căng thẳng do đại dịch Covid-19 và bão lũ gây ra, mặc dù tình hình đã cải thiện chút ít vào đầu năm ngoái.

Hạn hán và lũ lụt từ lâu luôn là mối đe dọa thường trực đối với Triều Tiên, quốc gia trên 25 triệu dân vốn thiếu vắng hệ thống thủy lợi tưới tiêu cũng như nhiều cơ sở hạ tầng khác. Do vậy khi quốc gia Đông Á gặp bất kỳ hiểm họa thiên nhiên nghiêm trọng nào cũng đều có thể làm tê liệt nền kinh tế què quặt vốn đang quay cuồng với các lệnh trừng phạt quốc tế và đình trệ thương mại.

Tờ nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng cầm quyền Triều Tiên cho biết: Hàng loạt quan chức chính phủ và công nhân các công ty và nhà máy đã chung tay với nông dân trên toàn quốc thực hiện các đợt phân phối thiết bị bơm tưới và phát triển nguồn nước ở các vùng bị hạn hán.

Nông dân Triều Tiên làm việc trên cánh đồng của một hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Nam Hwanghae. Ảnh: Hyonhee Shin

Nông dân Triều Tiên làm việc trên cánh đồng của một hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Nam Hwanghae. Ảnh: Hyonhee Shin

Mặc dù cho đến thời điểm này, Bình Nhưỡng vẫn không nêu cụ thể tình hình thiệt hại kinh tế nào do hạn hán gây ra, nhưng khẳng định những nỗ lực trên là nhằm đối phó với đợt khô hạn đang diễn ra và chuẩn bị cho một đợt hạn hán sắp tới.

"Các chuyển biến tích cực và có hệ thống vẫn đang được tiến hành để nâng cao nhận thức cộng đồng và huy động mọi khả năng sẵn có để ngăn chặn những thiệt hại đối với cây trồng do hạn hán gây ra", tờ báo cho biết.

Hôm thứ Ba, các nhà chức trách dự báo thời tiết của Triều Tiên đã cảnh báo thời tiết khô hạn sẽ kéo dài trên khắp đất nước cho đến tuần tới.

Vào tuần trước, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA công bố, nền nhiệt độ trung bình trong tháng 4 tại nước này đã cao hơn bình thường tới 2,3 độ C, trong khi đó lượng mưa trung bình trên toàn quốc chỉ đạt 44% so với hàng năm.

Tại hai địa phương Anju và Kaechon, giáp ranh với thủ đô Bình Nhưỡng về phía bắc, nhiều người dân đã tự đào hố để ủ lá cây để bổ sung phân bón và chất tăng trưởng cho cây trồng. Giới công chức cũng đồng thời huy động cả máy kéo, xe tải và máy xới đất để chở nước đến phun tưới cho các trang trại.

Tờ Rodong Sinmun dẫn một công văn khác cho biết, các đơn vị có lao động trẻ, được gọi là dolgyeokdae hoặc lữ đoàn thanh niên thường được ưu tiên có mặt tại các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Tiêu biểu gần đây là việc xây dựng các tuyến đường thủy ở thành phố cảng phía đông Hamhung, như một phần của nỗ lực hiện đại hóa và mở rộng các cơ sở thủy lợi.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến thị sát 'Trang trại số 1116' do quân đội quản lý tại một địa điểm không được tiết lộ vào tháng 6/2015. Ảnh: AFP/SCMP

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến thị sát “Trang trại số 1116” do quân đội quản lý tại một địa điểm không được tiết lộ vào tháng 6/2015. Ảnh: AFP/SCMP

Hồi tháng 3 vừa qua, Liên Hợp quốc đã hối thúc Bình Nhưỡng mở cửa lại đường biên giới cho đội ngũ nhân viên cứu trợ và nhập khẩu lương thực. Cơ quan này cho rằng, việc bị cô lập ngày một sâu rộng có thể khiến nhiều người dân Triều Tiên phải đối mặt với nạn đói.

Cho đến nay quốc gia này vẫn chưa chính thức xác nhận bất kỳ trường hợp nào mắc Covid-19, do nước này đã đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại, trước khi nối lại hoạt động thương mại với Trung Quốc một thời gian ngắn hồi đầu năm nay.

Chương trình Lương thực Thế giới ước tính rằng, ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Triều Tiên có tới 11 triệu người, hay tương đương 40% dân số, đã bị suy dinh dưỡng và cần được hỗ trợ nhân đạo. Điều đáng báo động là có tới gần một phần ba trẻ em dưới 5 tuổi tại quốc gia này bị còi cọc vì chế độ dinh dưỡng kém.

Trước đó, Triều Tiên từng phải hứng chịu một nạn đói kinh hoàng trong những năm 1990 và phải dựa vào nguồn viện trợ lương thực quốc tế. Tuy nhiên hoạt động cứu trợ đã bị mai một và gián đoạn trong những năm gần đây, do các lực lượng tình nguyện viên quốc tế bị hạn chế và miễn cưỡng cho phép đặt chân đến nước này để giám sát việc phân phối thực phẩm.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.