| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc kiện Sri Lanka vụ 'đánh tháo' lô phân bón gần 50 triệu USD

Thứ Tư 08/12/2021 , 14:56 (GMT+7)

Đơn khởi kiện do doanh nghiệp Trung Quốc nộp tại tòa án Singapore cáo buộc Sri Lanka vi phạm các tội danh: 'đánh tháo hợp đồng nhập khẩu phân bón và thiếu trung thực'.

Phân bón hữu cơ của Seawin Biotech được khai thác từ rong biển. Ảnh: Getty

Phân bón hữu cơ của Seawin Biotech được khai thác từ rong biển. Ảnh: Getty

Động thái mới nhất của phí Trung Quốc được thông báo sau khi con tàu chở lô hàng 20.000 tấn phân bón hữu cơ của nhà sản xuất Seawin Biotech có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông xuất khẩu sang Sri Lanka đang trên đường quay trở về nước, sau khi hai bên không đạt được bất kỳ tiến triển nào, bất chấp những nỗ lực không ngừng để giải quyết tranh chấp.

Các nguồn tin thân cận cho biết, phía Colombo vẫn nhất quyết từ chối không cho tàu chở lô hàng phân bón hữu cơ làm từ rong biển của doanh nghiệp Trung Quốc cập cảng vì “có chứa vi sinh vật nguy hiểm”.

Dự kiến con tàu này sẽ quay trở lại Singapore, nơi công ty đang khởi động các thủ tục trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp về bản hợp đồng xuất khẩu phân bón sang Sri Lanka.

Tranh chấp bắt đầu nổ ra gay gắt vào đầu tháng 11, tập trung vào việc các quan chức Sri Lanka từ chối nhập khẩu phân bón Trung Quốc trọng lượng 20.000 tấn với lý do nêu ở trên. Trong khi đó phía Trung Quốc thì gọi hành động của giới chức Sri Lanka là “tuyên bố mờ ám về vấn đề chất lượng”, ngay cả khi Bắc Kinh tìm kiếm sự hậu thuẫn của bên thứ ba nhằm chứng minh chất lượng sản phẩm của họ.

Được biết hiện một thủ tục trọng tài quốc tế khác cũng sẽ sớm diễn ra tại Colombo để Sri Lanka tiến hành bảo vệ quan điểm của mình khi tòa phân xử ở Singapore xung quanh bản hợp đồng nhập khẩu phân bón, tổng trị giá 49,7 triệu USD.

Trong một thông báo với Global Times, đại diện công ty phân bón Seawin Biotech nói rằng, quy trình đấu thầu nhập khẩu lô hàng dẫn đến tranh chấp là thiếu công khai và mờ ám, đồng thời vi phạm các quy tắc kinh doanh và che giấu sự thật với công chúng.

Văn phòng Kinh tế và Thương mại của Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka cho biết, Bắc Kinh đang rất quan tâm đến tranh chấp thương mại này bởi việc Colombo nhập khẩu lô phân bón hữu cơ lần này là một dự án mua sắm của chính phủ, và số lượng tương đối lớn.

“Bộ Nông nghiệp Sri Lanka đã cản trở và không thành khẩn trong việc giải quyết vấn đề, do đó các doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng các kênh tư pháp và trọng tài”, Đại sứ quán cho biết và hy vọng sự việc có thể được giải quyết ổn thỏa trong thời gian sớm nhất.

Bất chấp những nỗ lực chung của Đại sứ quán nhằm thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng cách hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vấn đề, cũng như liên lạc và phối hợp với giới chức cấp cao của chính phủ Sri Lanka, bao gồm cả Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và các bộ phận liên quan khác. Tuy nhiên vấn đề vẫn không được giải quyết theo hướng tích cực.

Đại sứ quán Sri Lanka tại Trung Quốc hiện vẫn giữ im lặng khi được đề nghị trả lời các câu hỏi của báo chí.

Người dân Sri Lanka mua sắm tron một khu chợ ở thủ đô Colombo hôm 21/6/2021.  Ảnh: Xinhua

Người dân Sri Lanka mua sắm tron một khu chợ ở thủ đô Colombo hôm 21/6/2021.  Ảnh: Xinhua

Nguyên nhân bắt nguồn từ việc các nhà khoa học Sri Lanka cho rằng có bằng chứng là tàu ​​Trung Quốc chở lô phân bón hữu cơ có "vi khuẩn gây hại” mang tên Erwinia. Trong khi đó phía công ty Seawin Biotech vẫn phủ nhận quyết liệt để đáp trả cáo buộc, thậm chí công ty có trụ sở tại Sơn Đông đã gửi một mẫu phân bón từ chiếc tàu chở hàng không được cập cảng này đến Trung tâm Kiểm nghiệm Hải quan Trung Quốc và cơ quan kiểm nghiệm bên thứ ba nổi tiếng thế giới của Thụy Sĩ SGS để kiểm tra lại.

“Cơ quan Kiểm dịch Thực vật Quốc gia Trung Quốc đã điều tra các sản phẩm của Seawin theo thỏa thuận Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế và họ xác nhận rằng các sản phẩm phân bón của doanh nghiệp không chứa vi khuẩn gây hại Erwinia”, theo nguồn tin công ty.

Theo hồ sơ mời thầu và hợp đồng, chất lượng sản phẩm sẽ được kiểm tra và kiểm định bởi bên thứ ba do Viện tiêu chuẩn Sri Lanka (SLSI) chỉ định trước khi tàu chở hàng ra khơi. Và SLSI đã chỉ định cơ quan kiểm nghiệm của Đức là Schutter Group tiến hành xét nghiệm dây chuyền sản xuất của Seawin Biotech và lấy mẫu từ cả dây chuyền sản xuất và nhà kho.

“Mặc dù các sản phẩm được lấy mẫu xét nghiệm đều không chứa Salmonella và Coliform khi được kiểm tra, nhưng báo cáo kiểm tra của Cơ quan Kiểm dịch Thực vật Quốc gia Sri Lanka vẫn cho rằng vi khuẩn Erwinia đã được tìm thấy trong sản phẩm”, theo đại diện công ty Seawin Biotech.

Hơn nữa, một số cuộc họp đã được tổ chức dưới sự phối hợp tích cực của công ty và Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka theo phương thức hợp tác và giải quyết tranh chấp với phía Sri Lanka, nhưng không đạt được tiến bộ đáng kể nào.

Mặt khác trong cuộc đấu thầu nhập khẩu lô phân bón, Ngân hàng Nhân dân Sri Lanka đã phát hành thư tín dụng không hủy ngang bản hợp đồng nhưng sau đó lại làm ngược lại nên đã khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.

Trước đó Seawin Biotech đã ra một số điều kiện, chẳng hạn như yêu cầu phía Sri Lanka chi trả 70% giá trị bản hợp đồng, cùng với việc Bộ Nông nghiệp Sri Lanka phải công khai tuyên bố rằng lô hàng bị từ chối vì tranh chấp giấy phép nhập khẩu chứ không phải do chất lượng phân bón. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có điều kiện nào được phía Sri Lanka đáp ứng.

"Vì Colombo vẫn im lặng không phản hồi cho nên chúng tôi đã quyết định đưa con tàu của mình quay trở lại và đến Singapore để khởi kiện", đại diện công ty phân bón Trung Quốc cho hay.

"Trung Quốc luôn coi trọng chất lượng hàng hóa xuất khẩu và lô phân bón liên quan tranh chấp đã được kiểm tra bởi các cơ quan bên thứ ba do phía Sri Lanka chỉ định trước khi xuất xưởng", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phát biểu với giới truyền thông hôm 2 tháng 11.

Nền kinh tế Sri Lanka chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và đang trong cơn khát phân bón. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, trong số khoảng 22 triệu dân của nước này, có tới hơn 70% dân số phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngành nông nghiệp.

Theo hãng tin DPA, chính phủ Sri Lanka trước đó đã cam kết sẽ cung cấp đủ cho nông dân phân bón hữu cơ và các chất thay thế phân bón hóa học khác, tuy nhiên kế hoạch này không thể trở thành hiện thực. Do không có đủ phân bón và thuốc trừ sâu, hiện nhiều vùng đất nông nghiệp ở Sri Lanka đã bị bỏ hoang. 

Trung Quốc là một nước tiêu thụ nhiều phân bón, nhưng đồng thời nước này cũng đang xuất khẩu một lượng lớn phân bón sang các khu vực sản xuất lương thực lớn trên thế giới. Giới phân tích lo ngại rằng, những tranh chấp thương mại gần đây với công ty Trung Quốc đang đặt ra một tiền lệ rất xấu cho tương lai quan hệ giữa Colombo và Bắc Kinh, không chỉ riêng đối với lĩnh vực phân bón mà còn xa hơn nữa.

(Global Times)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.