| Hotline: 0983.970.780

U mỡ đa phần lành tính

Thứ Năm 06/06/2013 , 10:14 (GMT+7)

Theo thuocbietduoc.com.vn thì u mỡ là một u lành tính kết hợp những tế bào mỡ trưởng thành. U lành tính ở trung mô phổ biến nhất.

* Tôi bị lên một khối u mỡ trên vùng gáy có nguy hiểm gì không?

Phan Đức Thanh, Kiến Thụy, Hải Phòng

Theo thuocbietduoc.com.vn thì u mỡ là một u lành tính kết hợp những tế bào mỡ trưởng thành. U lành tính ở trung mô phổ biến nhất. Chúng có thể phát triển hầu hết tất cả các tổ chức trong cơ thể, thường tìm thấy nhiều ở tổ chức dưới da hơn tổ chức nội tạng. U mỡ gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào.


Ảnh minh họa

Bệnh này thường không khó khăn trong chẩn đoán. U mỡ phát triển điển hình giống như bóng cao su ở tổ chức dưới da, ở lưng và phần trên của chi. Tổn thương có kích thước vài cm, không tự mất đi được nên phải phẫu thuật hoặc hút mỡ. U mỡ được phân loại như sau: 

1. U mỡ đơn độc: Phổ biến nhất. Hầu hết u mỡ đơn độc nông và nhỏ, có thể tăng trọng lượng nhưng thường không co lại sau giảm trọng lượng. 

2. U mỡ lan tỏa lành tính: U mỡ giới hạn không rõ và lan tỏa ở lưng, thường xâm nhập xuyên qua các sợi cơ, do đó hay tái phát sau phẫu thuật. 

3. U mỡ đối xứng lành tính (còn gọi là bệnh Madelung): U mỡ ở đầu, cổ, vai, cánh tay. Đàn ông gấp 4 lần phụ nữ. Thường mắc ở những người nghiện rượu hoặc đái đường. Các bệnh khác thường kết hợp với bệnh này gồm: U ác tính đường hô hấp trên; bệnh gan; béo phì; bệnh thần kinh ngoại biên. 

4. Đa U mỡ gia đình: U mỡ nhỏ giới hạn rõ, số lượng vài thương tổn đến nhiều thương tổn, tổn thương phổ biến ở chi, xuất hiện sớm ở sau tuổi trưởng thành. Có tiền sử gia đình; di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. 

5. U mỡ đau (còn gọi bệnh Dercum): U mỡ điển hình ở chi trên của người phụ nữ mãn kinh, béo phì. Những người nghiện rượu; bất ổn tinh thần và trầm cảm thường mắc bệnh này. 

6. U mạch mỡ: U dưới da mềm hiện diện ở tuổi trưởng thành. U thường nhiều thùy. U thường kết hợp đau mơ hồ, có thể tự phát hoặc áp lực. 

7. U hiberm: U đơn độc, giới hạn rõ, thường không có triệu chứng. Vị trí thường gặp: Giữa vai, nách, gáy. 

Để chẩn đoán chính xác u mỡ lành tính hay ác tính người ta dựa vào kết quả CT scaner. Việc cắt bỏ và hút mỡ thường thực hiện do yêu cầu thẩm mỹ, hoặc đánh giá mô học thấy là ung thư mỡ hoặc khi thấy chúng phát triển và lớn hơn 5 cm. Khi cắt cần lấy bao xơ để tránh tái phát. 

Các BS khuyên bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả. 

* Xin hỏi có tất cả bao nhiêu loài bướm trong tự nhiên và loài nào được coi là quý hiếm nhất?

Vũ Kim Ngân, Đà Lạt, Lâm Đồng

Với số lượng khoảng 15.000 - 20 000 loài, phân bố phần lớn ở vùng nhiệt đới, bướm là một trong những loài côn trùng đa dạng nhất trên thế giới. Chúng thuộc vào Bộ phụ Rhopalocera, Bộ Lepidoptera.

Tất cả các loài bướm đều trải qua một chu kỳ sống như nhau, từ trứng chuyển thành sâu bướm, nhộng và trưởng thành. Có 7 loài bướm được đánh giá là đẹp nhất thế giới:

- Bướm Chúa tại khu rừng linh sam thuộc Trung tâm Bảo tồn Bướm Quốc gia Mexico.

- Bướm Ngũ sắc là một trong những sinh vật bắt mắt nhất ở Anh.

- Bướm Hoàng đế là một trong những loài có kích thước lớn nhất trong gia đình bướm. Chúng được tìm thấy khá nhiều ở lục địa châu Âu và phía Bắc châu Á.

- Bướm Đốm thích sống ở những nơi thấp, gần mặt đất.

-Bướm Xanh cái bắt đầu đẻ trứng trên những bông hoa cỏ xạ hương vào mùa hè.

- Bướm bắp cải trắng hay còn gọi là bướm trắng là loài bướm phổ biến ở khắp các khu vườn hoa.

- Bướm Cẩm thạch trắng là loài bướm có 2 màu trắng, đen được phân rạch nổi bật trên cánh tựa như một miếng cẩm thạch.

Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc tìm thấy 1 loài bướm quý, đó là loài Agehana maraho, là một loài bướm lần đầu tiên được tìm thấy ở tỉnh Quý Châu. Loài bướm này đã xuất hiện từ kỷ băng hà trên Trái đất và đang là một trong các loài quý hiếm được cả thế giới bảo vệ.

Chúng có chiều dài thân khoảng 38 mm, sải cánh rộng 108 mm, mặt sau cánh có nhiều đốm đỏ hình trăng lưỡi liềm. Loài bướm này rất nhạy cảm với môi trường sống, chúng thường chỉ sống tại các khu rừng cao hơn mặt biển khoảng 1.000 đến 2.000 m.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm