| Hotline: 0983.970.780

Ước mơ làm ca sĩ

Thứ Ba 07/09/2010 , 11:18 (GMT+7)

Cháu năm nay 15 tuổi nhưng 7 năm trời, kể từ ngày học lớp 9 đến giờ cháu luôn sống trong hy vọng tràn đầy...

Ảnh minh họa
Cô Dạ Hương kính mến!

Cháu năm nay 15 tuổi nhưng 7 năm trời, kể từ ngày học lớp 9 đến giờ cháu luôn sống trong hy vọng tràn đầy. Cháu luôn ao ước mình sẽ trở thành ca sĩ.

Không hiểu sao cháu lại có ý nghĩ đó. Giờ đây anh hai cháu đang chờ để xem mình có vào được giảng đường đại học hay không. Chị gái đầu của cháu thì đã có công ăn việc làm. Cháu bắt đầu vào lớp 10 rồi đây cô. Cháu cũng muốn mình như chị như anh nhưng sao cháu luôn nghĩ con đường của cháu là con đường ca nhạc và nó sẽ phải như vậy, không thay đổi. Mỗi khi nghĩ đến cháu càng hy vọng nhưng càng như vậy thì cháu càng thấy thất vọng. Bởi vì cháu nghĩ mình là dân quê, sao lại ước mơ viễn vông quá vậy?

Mỗi người đều có một ước mơ, đúng không cô? Nhưng ước mơ thì có trở thành hiện thực được không cô? Nhưng nếu ước mơ của một người mà không thành thì sẽ ra sao hở cô? Cháu tưởng tượng khi ước mơ đó tan biến thì chắc cháu sẽ ngã gục và mất hết niềm tin. Nhưng cháu lại cứ tưởng tượng mình thành công, mình sẽ có biết bao nhiêu fan hâm mộ và rồi cháu nở nụ cười. Nghĩ không mà cháu đã thấy hạnh phúc biết bao nhiêu cô ơi.

Cháu có thể đem tiếng hát của mình hòa vào giấc mơ của những người yêu thích âm nhạc và cháu cũng có thể hát tặng những người cháu yêu thương. Nhưng cháu không biết phải làm gì ngay lúc này, cháu cần phải làm những gì để biến ước mơ thành hiện thực? Cô có thể chỉ bảo giúp cháu được không? Đó là ý nguyện thôi thúc cháu viết nên lá thư này, mong cô hiểu cho cháu.

Cháu gái (Nghệ An)

Cháu thân mến!

Việc của cháu khiến cô nhớ thời thiếu nữ của mình. Nhớ lắm. Lứa tuổi ấy ai cũng thấy trăng đẹp, nắng tươi và chân trời thì xanh ngát. Có cái gì đó thật thiêng liêng và cuốn hút ở chân trời. Mình sẽ làm gì, câu hỏi ấy chỉ có ở con người, đặc biệt là ở những con người nhạy cảm. Cô từng mơ mình là cô gái văn công nhưng gia đình nghiêm khắc, không cho theo. Rồi cô ước mình là cô giáo, cầm thước bảng nhịp nhịp để học trò lắng nghe, trầm trồ. Cuối cùng, nhờ đi kháng chiến sớm mà cô biết mơ mình thành nhà văn nhà báo. Và cô đã đi mãi con đường ấy, cho đến bây giờ, hơn 40 năm ước mơ và hành động.

Giấc mộng ca sĩ dễ hiểu ở chỗ nghề ca hát bây giờ nó choáng ngợp, hào nhoáng và không kém tiền bạc. Có sao không? Không sao cả, quá lành mạnh, quá mãnh liệt, quá lung linh. Trong các ngành nghệ thuật, âm nhạc là quan trọng và gần gũi với con người nhất và cũng phổ cập dễ nhất. Ai mà không thích hát, ai không thích nghe hát, ai không yêu những người hát hay? Tiếng hát đã đi vào con người từ khi ta nằm trong bụng mẹ chứ đâu chỉ khi ra đời, nằm võng, nằm nôi. Mẹ hát ru ta, rồi ta lại hát ru con và cháu mình. Cũng chính vì ca hát nó quen thuộc như cơm ăn và nước uống nên người Nhật mới sinh ra thứ karaoke. Và cũng chính vì ca hát nó hấp dẫn nên ở các sân khấu lớn có hàng chục ngàn người đứng bên dưới sân khấu cao ngất để nhún nhảy theo ca sĩ chớp lóe ở trên cao. Cô già rồi mà vẫn còn mê Michel Jackson, bởi ca hát như ông ấy thì thật là kỳ diệu.

Ước mơ làm cho con người như có cánh, cháu học hành thăng hoa hơn và cũng ngoan ngoãn hơn trong gia đình, chắc chắn vậy. Vì sao? Vì cháu có một ước mơ để vui sống và để phấn đấu trong con mắt người thân. Có điều, một điều quan trọng mà cháu không nói trong thư. Cháu có năng khiếu không, cháu có là thành viên ca hát của nhà trường hay huyện xã gì không? Nhất thiết cháu phải hát hay, hát hay chứ không chỉ là biết hát. Tức là phải có năng khiếu, nói chính xác là phải có tài. Có tài trước rồi phải có chí nữa. Cô nhớ khi cô Bùi Lê Mận của Nghệ Tĩnh xuất hiện trên sân khấu Sao Mai điểm hẹn vừa qua, cô nghĩ đây là cô bé đích thị nông thôn nhưng mà xinh đẹp và có tài. Quả nhiên cô ấy đoạt giải cao và đã thành danh rồi đó.

Nhắc lại, riêng con đường nghệ thuật là phải có năng khiếu, (trời cho), có người gọi đó là thiên tư, là bẩm sinh…Sau nữa là cách phấn đấu để đạt được, như phải có học vấn (ít nhất lớp 12), rồi đi thi trường Nghệ thuật (hát, múa, diễn kịch, vẽ… đều phải qua trường đào tạo cả đấy). Cháu có tài thì cứ xong 12 đi rồi ra Hà Nội dự thi, nếu có thể, nên đi hát sớm ở đội văn nhgệ của trường hay của câu lạc bộ để rèn giũa kỹ năng xuất hiện trước công chúng và khả năng biểu diễn. Những người có năng khiếu hát rất đúng giọng khi mới nghe qua bài hát yêu thích còn xướg âm và nhạc lý thì sẽ học sau.

Đường còn dài, mơ cứ mơ mà học văn hóa thì cứ học. Nhưng đừng có ngã gục nếu như cháu không đủ năng khiếu để biến nó thành hiện thực. Rồi cháu sẽ biết mình làm gì, khi đã trưởng thành hơn, biết kỹ bản thân mình hơn.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm