| Hotline: 0983.970.780

Về công trình đập dâng Tân Mỹ

Thứ Sáu 14/10/2016 , 09:20 (GMT+7)

Sau khi NNVN đăng bài "Dự án đập dâng Tân Mỹ gặp khó cả vốn lẫn mặt bằng", Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo Sở NN- PTNT báo cáo về tình hình và đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Cụ thể:

10-57-59_thu-truong-bo-nnptnt-hong-vn-thng-v-cc-dong-chi-lnh-do-tinh-ninh-thun-xem-so-do-thi-cong-dp-dng-v-kenh-tuoi-tn-my-nguon-dptth-ninh-thun
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận xem sơ đồ thi công dập dâng và kênh tưới Tân Mỹ
 

Vừa qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam có bài: “Dự án đập dâng Tân Mỹ gặp khó cả vốn lẫn mặt bằng” phản ánh về tiến độ thi công, vốn và công tác giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án thủy lợi Tân Mỹ.

Sau khi báo đăng, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo Sở NN- PTNT báo cáo về tình hình và đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Cụ thể:

UBND tỉnh đã chấp thuận hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện tuyến kênh chính đập dâng Tân Mỹ và tạm ứng chi trả kinh phí bồi thường tại hệ thống kênh Tân Mỹ và các công trình phụ trợ khác.

Vấn đề bàn giao mặt bằng thi công kênh chính đập dâng Tân Mỹ tại huyện Ninh Sơn, UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên- Môi trường tham mưu đề xuất mức hỗ trợ diện tích đất không đủ điều kiện bồi thường.

Theo kết luận tại cuộc họp ngày 8/9 về xử lý vướng mắc giải phóng mặt bằng kênh chính Tân Mỹ thì chậm nhất ngày 15/9 UBND huyện Ninh Sơn phải bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.

Đến nay, UBND huyện Ninh Sơn đã phê duyệt phương án và kinh phí bồi thường tổng thể. Thực hiện chi trả 70% số tiền bồi thường và niêm yết công khai cho các hộ dân đủ điều kiện bồi thường theo quy định.

Đoạn qua thị trấn Tân Sơn các hộ dân đã đồng ý bàn giao toàn bộ mặt bằng cho đơn vị thi công. Đoạn qua xã Quảng Sơn đã có 07/12 hộ dân đồng ý, xã Mỹ Sơn có 14/58 hộ.

Đối với các hộ dân chưa đồng ý giao mặt bằng, UBND huyện Ninh Sơn đang vận động người dân bàn giao mặt bằng trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm