| Hotline: 0983.970.780

Vịt thiên địch sẵn sàng đánh ‘giặc châu chấu’

Thứ Bảy 29/02/2020 , 09:48 (GMT+7)

Các “quân đoàn vịt bộ binh” từ Trung Quốc đang huấn luyện tinh nhuệ để chuẩn bị triển khai đến Pakistan đánh chặn nạn châu chấu sa mạc đang lan rộng.

Theo ông Lu Lizhi, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Khoa học Nông nghiệp Chiết Giang, sẽ có ít nhất khoảng 100.000 con vịt được dự kiến ​​sẽ gửi đến Pakistan vào  nửa cuối năm 2020 để chiến đấu với sự bùng phát của bầy đàn châu chấu sa mạc.

“Đàn vịt thiên địch khổng lồ chính là loại “vũ khí sinh học” và có thể hiệu quả hơn việc sử dụng thuốc trừ sâu”, ông Lu cho biết với vai trò là chủ trì dự án hợp tác với một trường đại học ở Pakistan.

Theo tính toán của vị chuyên gia Trung Quốc, mỗi con vịt có thể tiêu thụ được hơn 200 con châu chấu mỗi ngày. Và chúng đã chứng minh được khả năng săn mồi thực chiến rất cao trong quá trình thí nghiệm ở khu vực Tân Cương vừa qua, trước khi được chuyển đến Pakistan.

Hiện các “đám mây” châu chấu sa mạc vẫn tiếp tục di chuyển và đã lây lan từ các quốc gia Đông Phi tới Nam Á, phá hủy nhiều mùa màng và đồng cỏ với tốc độ phá hủy rất khủng khiếp. Nhiều loại cây trồng và đồng cỏ bị xơ xác và trơ trụi chỉ sau vài giờ đồng hồ đàn châu chấu hàng tỷ con này xuất hiện.

Các chuyên gia FAO cho hay, bệnh dịch này kết hợp với những trận mưa trái mùa và mùa vụ đã xuống giống chất lượng thấp khiến nhiều loại cây trồng chính ở nhiều vùng nông nghiệp trọng điểm của Pakistan đối diện nguy cơ mất mùa.

Các thiết bị quan sát cho thấy, châu chấu sa mạc hiện đã di chuyển sâu vào nhiều vùng ở Ấn Độ và đe dọa Trung Quốc, nơi có chung biên giới với Pakistan và Ấn Độ.

Trong tuần này, đội ngũ chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc đã có chuyến nghiên cứu tại Pakistan nhằm giúp quốc gia có nền kinh tế khá mong manh này kiểm soát nạn châu chấu.

Theo một báo cáo được đăng tải trên trang web của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Karachi, hiện chính phủ Pakistan đang hối thúc người dân trong nước bẫy bắt châu chấu sa mạc làm thức ăn.

Ước tính của FAO, chi phí để thanh toán nạn châu chấu sa mạc hiện đã tăng gấp đôi, lên 128 triệu USD do mỗi ngày lại có thêm nhiều quốc gia bị ảnh hưởng.

"Mọi người nên tận dụng tình huống này và chế biến châu chấu thành các món nướng, chiên hoặc cà ri”, đây là nội dung lời kêu gọi của chính quyền vận động người dân địa phương triển khai thực hiện.

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Tây Ninh phân bổ 58.400 liều vacxin lở mồm long móng

Tây Ninh có tổng đàn gia súc tương đối lớn. Nhằm chủ động phòng chống bệnh lở mồm long móng, tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Trúng mùa dưa lưới đầu năm

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Nhiều nông dân trồng dưa lưới công nghệ cao ở huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang tất bật vào vụ thu hoạch nhằm kịp đáp ứng đơn đặt hàng.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất