| Hotline: 0983.970.780

Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo và cà phê:

VnSAT thúc đẩy phát triển lúa gạo bền vững

Thứ Hai 21/09/2020 , 06:00 (GMT+7)

VnSAT đã có tác động tích cực đến phương thức canh tác của nông dân, tạo sự thay đổi lớn ở các vùng sản xuất, thúc đẩy phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững.

Áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng giúp giảm chi phí, tăng năng suất lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng giúp giảm chi phí, tăng năng suất lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Ban Quản lý Dự án VnSAT Trung ương, Dự án VnSAT hợp phần lúa gạo (phát triển lúa gạo bền vững) đã có tác động tích cực đến phương thức canh tác bền vững của các hộ dân. Đến nay đã cơ bản hoàn thành mục tiêu dự án. Dự án góp phần thay đổi tập quán canh tác bằng việc sử dụng lúa giống lúa chất lượng, giống lúa xác nhận ở các HTX/tổ chức nông dân, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế...

Đến nay, các tỉnh ĐBSCL đã đào tạo kỹ thuật 3 giảm 3 tăng (3G3T) cho 142.415 nông dân, với diện tích 195.969 ha. Qua đánh giá, có khoảng 75% diện tích được đào tạo áp dụng đủ 4 tiêu chí của quy trình 3G3T, tương đương diện tích khoảng 148.263 ha, đạt 98% so với mục tiêu cuối kỳ là 150.000 ha.

Đối với quy trình 1 phải 5 giảm (1P5G), các tỉnh ĐBSCL đã đào tạo cho 88.914 nông dân, với diện tích 125.718 ha. Qua đánh giá, có khoảng 71% diện tích được đào tạo áp dụng đủ các tiêu chí của quy trình 1P5G, tương đương diện tích khoảng 88.712 ha, đạt 120% so với mục tiêu cuối kỳ là 75.000 ha.

Ngoài đào tạo quy trình 3G3T, 1P5G, dự án còn hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức nông dân một số quy trình bao gồm: Kỹ năng quản lý HTX, kỹ thuật luân canh, tận dụng sản phẩm phụ lúa gạo, nhân giống xác nhận, sản xuất lúa VietGAP… 

Về thành lập và củng cố các tổ chức nông dân, dự án đã hỗ trợ thành lập và củng cố hoạt động của 318 tổ chức nông dân ở 8 tỉnh ĐBSCL (mục tiêu là 148 tổ chức nông dân). Trong đó 201 tổ chức nông dân thành lập trước dự án và 117 tổ chức nông dân do dự án hỗ trợ thành lập. Tất cả các tổ chức nông dân đều được triển khai các hoạt động truyền thông, đào tạo tập huấn quy trình kỹ thuật. Trong đó có 83 tổ chức nông dân đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị đợt 1, đợt 2 và 8 tiểu dự án đang thực hiện đầu tư đợt 3.

Dự kiến trước ngày 31/12/2020, 100% nguồn vốn tín dụng của dự án sẽ được giải ngân hết. Đối với tín dụng cho nâng cấp công nghệ và cơ sở chế biến lúa gạo, đã có 9 công ty được vay vốn từ dự án với tổng nguồn vốn là 572 tỷ đồng.

Ước khối lượng giải ngân từ đầu dự án đến hết năm 2020 của 8 tỉnh ĐBSCL đối với vốn IDA là 807 tỷ đồng, vốn đối ứng Chính phủ là 230 tỷ đồng. Khối lượng vốn IDA còn lại trong thời gian gia hạn năm 2021 – tháng 6/2022 là 833 tỷ đồng, vốn đối ứng là 204 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, trong 4 tháng cuối năm 2020, các tỉnh ĐBSCL sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo tập huấn về 1P5G, 3G3T, trong đó đào tạo 1P5G cho khoảng 5.000 hộ nông dân. Ngoài ra còn đào tạo về các quy trình kỹ thuật khác như quản lý và phát triển HTX, luân canh cây trồng, nhân giống lúa xác nhận, sản xuất lúa VietGAP... Đồng thời đẩy nhanh công tác thi công, nghiệm thu thanh toán, bàn giao đưa vào sử dụng các tiểu dự án đầu tư cho HTX/tổ chức nông dân, đặc biệt các tiểu dự án đợt 3... với tổng số vốn phải giải ngân 4 tháng cuối năm khoảng 301 tỷ vốn IDA và 22 tỷ vốn đối ứng.

Nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết lúa gạo đã đạt được hiệu quả cao, dự án VnSAT sẽ hình thành 8 chuỗi liên kết về lúa gạo tại 8 tỉnh ĐBSCL. Các sản phẩm lúa gạo được dự án hỗ trợ công cụ truyền thông quảng bá và kết nối với các doanh nghiệp bao tiêu, được trang bị QRCODE và nâng cao năng lực phân tích và định giá sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế.

Kiểm tra tiến độ triển khai dự án VnSAT tại HTX Thọ Hòa Đông A, xã Phú Tâm, Châu Thành, Sóc Trăng. Ảnh: Đào Chánh.

Kiểm tra tiến độ triển khai dự án VnSAT tại HTX Thọ Hòa Đông A, xã Phú Tâm, Châu Thành, Sóc Trăng. Ảnh: Đào Chánh.

Tạo sức lan tỏa lớn

Đến nay, Sóc Trăng đã đạt và vượt các mục tiêu dự án đề ra, như: Diện tích, đào tạo nông dân và là tỉnh dẫn đầu về đầu tư hạ tầng cho tổ chức nông dân. Dự án đã mở hằng trăm lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến 3G3T, 1P5G cho nông dân, các tổ chức nông dân, vượt mục tiêu về số hộ tham gia và diện tích được áp dụng.

Cụ thể, về 3G3T: Ước đến cuối năm 2020 sẽ đạt khoảng 20.000 hộ, diện tích áp dụng đến nay đã đạt gần 27.000 ha, mục tiêu là 20.000 ha, diện tích áp dụng đạt tiêu chí VnSAT là gần 24.500 ha; về 1P5G: Đến cuối năm 2020 ước đạt khoảng 12.000 hộ, diện tích áp dụng đến cuối năm 2020 ước đạt trên 16.000 ha, mục tiêu là 10.000 ha, diện tích áp dụng đạt tiêu chí VnSAT là trên 14.000 ha.

Về hiệu quả sản xuất lúa gạo bền vững đối với các tổ chức nông dân, toàn tỉnh Sóc Trăng có 10 HTX đã được đầu tư tiểu dự án, với quy mô là 5.561 ha.

Đến nay, tỷ lệ sử dụng giống lúa thơm, đặc sản đạt trên 85% diện tích canh tác, tăng gần 35%; năng suất lúa bình quân đạt 6,55 tấn/ha/vụ, tăng gần 1 tấn/ha/vụ; chi phí đầu tư bình quân gần 15 triệu đồng/ha/vụ, giảm gần 3 triệu đồng/ha/vụ; thu nhập bình quân đạt 33,8 triệu đồng/ha/vụ, tăng hơn 10 triệu đồng/ha/vụ.

Có thể khẳng định, dự án VnSAT đang mang lại lợi ích nhiều mặt, cả về kinh tế, môi trường, xã hội, tạo được sức lan tỏa ngày càng lớn. Đến nay, số người được hưởng lợi của vùng dự án trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là khoảng 80.000 người, đạt 112% so với mục tiêu đề ra. Kết quả này đã góp phần thúc đẩy việc triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng hiệu quả và bền vững.

Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án VnSAT An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án VnSAT An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giúp nông dân sản xuất lúa ngày càng hiệu quả

Có thể nói, dự án VnSAT là một trong những dự án hỗ trợ giúp phát triển ngành nông nghiệp, nhất là cây lúa nước ở vùng ĐBSCL. Nhờ dự án này nhiều năm qua nông dân An Giang đã được trang bị thêm kiến thức về 3G3T và 1P5G. Qua đó, giúp cho nông dân sản xuất lúa ngày càng hiệu quả hơn, giảm chi phí đầu tư, công sức mà lợi nhuận canh tác được tăng thêm, tăng thu nhập so với sản xuất lúa truyền thống.

Vụ Đông Xuân 2019-2020 có trên 88.000 nông dân được hưởng lợi từ dự án. Diện tích áp dụng 3G3T  là hơn 19.000 ha. Diện tích áp dụng quy trình canh tác bền vững thông qua giảm sử dụng phân bón và thuốc BVTV là gần 21.000 ha; diện tích áp dụng quy trình canh tác bền vững và công nghệ sau thu hoạch để giảm lượng nước sử dụng, giảm tổn thất sau thu hoạch gần 18.000 ha; diện tích áp dụng canh tác bền vững tham gia hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp là hơn 6.000 ha, với 33 tổ chức nông dân tham gia.

Lũy kế đến hiện tại, đã tiến hành thực hiện được 2 lớp đào tạo về quản lý và phát triển HTX cho 70 học viên, 4 lớp đào tạo O&M cho 129 học viên, 98 lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật cho gần 4.000 nông dân, bao gồm các lớp tập huấn luân canh cây trồng, tận dụng sản phẩm phụ của lúa gạo, nhân giống lúa xác nhận và sản xuất lúa VietGAP - SRP và 57 điểm trình diễn với tổng diện tích trên 33 ha; đã phát triển 11 HTX và 19 tổ hợp tác, với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ; đã hoàn thành 5/5 gói thầu của tiểu dự án đợt 1 và đã bàn giao cho địa phương đưa vào sử dụng; tiểu dự án đợt 2 đã trao thầu, tiến độ thi công đạt 70%...

LÊ HOÀNG VŨ (ghi)

Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Thắng Lợi (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Thắng Lợi (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nâng trình độ sản xuất lúa của xã viên lên một bước mới

Nhờ tham gia dự án VnSAT, đến nay, các xã viên đã thực hiện nhuần nhuyễn kỹ thuật “3G3T”, “1P5G”, giúp giảm giá thành rõ rệt. Có thể khẳng định, VnSAT đã nâng trình độ sản xuất lúa của xã viên lên một bước mới, cao hơn và bền vững hơn trước những thách thức.

HTX được VnSAT đầu tư hạ tầng như trạm bơm, kho chứa, đường giao thông nội đồng, được các ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp phối hợp với VnSAT lắp đặt mạng lưới giám sát sâu, rầy thông minh... Nhờ đó giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe nhà nông, hạ giá thành, sản phẩm làm ra an toàn, có sức cạnh tranh và lợi nhuận cao hơn, thúc đẩy sản xuất lúa gạo theo chuỗi.

Đ.T.CHÁNH (ghi)

TRANG THÔNG TIN CÓ SỰ ĐỒNG HÀNH CỦA DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM VNSAT

  • Tags:
Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất