| Hotline: 0983.970.780

Vợ đảm đang, tốt tính nên bị anh chị em trục lợi

Thứ Ba 23/08/2022 , 15:16 (GMT+7)

Hai chị gái của vợ tôi thì trục lợi từ em út, vô tội vạ chị ạ. Biết là nghèo khó, nhưng do cái trình như thế nên hay xin.

Thưa chị kính mến!

Tôi viết lá thư trong tâm trạng buồn thế thái nhân tình chứ không có việc gì cụ thể của tôi cả. Về hưu, rảnh rỗi, lướt mạng, làm vườn, sửa chữa nhà cửa, đi với bạn bè. Và buồn chị ạ. Bên phía nhà tôi, chỉ có 2 anh em chúng tôi, tôi và một em trai nữa. Chúng tôi giống nhau như sinh đôi, ai cũng bảo thế, giống từ ngoại hình đến tính cách, đó là cái may của chúng tôi. Bố mẹ tôi mất sớm, lần lượt, bố thời chiến còn mẹ thì sau này, bệnh quái ác. Chúng tôi cùng nhau chăm sóc mẹ, không có gì phiền hà nhau.

Vợ tôi là người giỏi giang thơm thảo, việc ban thờ, việc họ, cô ấy hành xử không chê vào đâu được. Nhưng bên nhà cô ấy, tức bên nhà vợ tôi thì rất khác với nhà tôi chị ạ. Họ có đến 5 anh chị em, hai trai ba gái mà vợ tôi là con út. Anh cả của bên ấy rất kém cỏi, tiếng là ôm hương hỏa và mọi thứ nhưng lúc nào cũng thiếu trước hụt sau, cọc cạch, luộm thuộm, nhếch nhác. Có lẽ do quê quá nghèo, đồng trũng, ruộng đất không là bao mà cả một làng người bỏ đi tứ tán, dân trí rất thấp. Đã vậy, hai chị gái của vợ tôi thì trục lợi từ em út, vô tội vạ chị ạ. Biết là nghèo khó, nhưng do cái trình như thế nên hay xin.

Hai bà chị đều là giáo viên cả đấy chứ phải thấp cổ bé họng gì đâu, đều là giáo viên tiểu học, người thì góa và người kia thì không lập gia đình. Đến lạ ở cái nếp, nhà cửa, khu phụ, sân vườn gì đều không ra nhà của cô giáo chi cả. Đứa em áp út, anh của vợ tôi thì đã đi Nam từ sớm. Anh ấy sống chết với nhà vợ trong ấy và luôn một câu “không quan tâm”. Là vì bên vợ anh ấy có cách sống không giống như chúng ta ở bắc, giữ khoảng cách, lịch sự, đủ ăn, gặp nhau hãn hữu mà vui là chính. Tôi thấy thế là văn minh. Trong ấy con gái cũng có thể ôm giỗ ôm bàn thờ cúng các thứ tùy nghi, không câu nệ. Với bà chị dâu cả và hai bà chị gái đối với vợ mình, tôi kết luận: người mình rất bạc chị ạ. Xin dễ, cho cũng không khó nhưng để họ cố gắng đừng xin nữa và biết tự trọng, biết hàm ơn, như là không thể. Tôi chán, có lúc tôi ghét nhưng vợ tôi khác tính với anh chị em mình, rất bao dung, rất thương người, cứ cho đi vô điều kiện chị ạ. Nhưng càng cho thì những người nhận càng lợi dụng.

Bạn thân mến!

Về việc nếp sống tôi cũng hay quan sát và cũng thấy không ít điều ngồ ngộ, thậm chí kỳ cục bạn ạ. Ở bắc, tôi thấy qua những vị con nuôi của mẹ chồng mà chúng tôi còn quan hệ mãi sau này. Những ông anh đó đến giỗ mẹ chồng ở nhà tôi là tôi đến khổ vì chuyện vệ sinh của chính các vị. Bao lần rồi, bao lâu rồi mà họ không văn mình lên tí nào. Ở Nam của tôi cũng vậy, có những gia đình khá giả hẳn hoi nhưng cái lavabo rửa mặt, cái chỗ tắm, cái chỗ để đi ngoài thì vẫn cứ là nhếch nhác cho dù đã làm men sứ, gạch ốp.

Tôi đơn cử với bạn để thấy nếp sống nó liên quan đến dân trí, đến văn hóa của cả một gia tộc, cả một làng, bạn ạ. Một chị chồng tôi là cô giáo cấp 2 hẳn hoi nhé, phòng tắm chị ấy cạnh giếng nước và không mắc bóng đèn. Hỏi sao vậy chị, thản nhiên trả lời “Không làm cửa, để đèn từ giếng nước hắt vào được rồi”. Một bà chị khác, cũng giáo viên ở ế như chị vợ của bạn, sân đầy cỏ, nhà đầy cứt gà, cả một xóm ấy không nhà nào khang trang. Một gã cháu họ là doanh nghiệp mua bán dê thịt, nhà rất nguy nga nhưng khu phụ như xưa, nghĩa là đi ra vườn, và dùng một mô đất. Ôi trời. Nếu nhà vợ thì bạn không thể làm gì hơn, vì ở Bắc có câu “Dâu là con rể là khách”.

Có lẽ bạn đã gặp may, hoặc là bạn rất mạnh, bạn đã đồng hóa vợ mình thành khác thường so với nhà cô ấy. Vợ chồng ngoài may rủi có nhau, sống là điều chỉnh và nó sẽ khuýp nếu yêu thương nhau, tận tình. Về sự bạc của người mình, tôi cũng nhận thấy cái tính hay bị đông bạn ạ, hay phổ biến. Có lẽ do xã hội ta quá loạn lạc, chiến tranh dài, con người cưu mang nhau quen rồi, gia tộc với nhau càng như vậy. Ai nghèo đương nhiên như cái túi, hứng và hứng. Ai giàu ai khá giả, cứ cái túi ấy mà cho các thứ. Quen, cho quen và nhận quen, thản nhiên luôn. Thản nhiên như là bạc bẽo, mà không ít người bạc bẽo thật. Quanh năm không một cú điện hỏi thăm trừ khi túng tiền cần xin hay cần vay mượn. Thôi bạn, vợ có đức, con cái không sức mà ăn. Quan niệm vậy đi cho nhẹ. 

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm