| Hotline: 0983.970.780

Vừa vừa phải phải cháu trai ơi

Thứ Sáu 30/08/2019 , 09:23 (GMT+7)

Vừa vừa phải phải cháu trai ơi. Nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa còn chưa ăn thua nữa là. Chán là chê, cháu đang chán chê vợ nên sâu xa cô ấy khùng, bất mãn, nổi loạn đấy.

Thưa cô Dạ Hương!

Cháu là con trai đầu lòng, cũng là đích tôn, trưởng tộc của dòng họ. Họ Nội cháu hiếm con trai, mấy đời độc đinh cô ạ. Chắc cô cũng hình dung được gia tộc khoác lên vai cháu những sứ mệnh gì. Và những kỳ vọng theo cháu cũng không có gì quá đáng. Học chọn trường, yêu chọn lựa, cưới vợ cho bố mẹ chứ không chỉ cho riêng mình, công việc không cần nhiều tiền miễn sang, nhiều thời gian cho bố mẹ và gia đình, có xây nhà cũng không chỉ nghĩ cho hai vợ chồng. Vân vân và vân vân.

Cháu đã thực hiện gần được hết thiết kế và đề nghị của bố mẹ. Hai em gái dưới cháu cũng rất OK anh. Nhưng ở đời, khuôn mặt của chính mình còn bên đầy bên lép, lông mày còn bên này khác tí bên kia, hai bàn tay cũng hoàn toàn không đều nhau mà, đúng không cô?

Vợ cháu là cô gái hoàn hảo ở giai đoạn cháu chọn lựa. Cưới về vẫn rất ổn. Xinh vừa phải, cao vừa phải, khôn khéo vừa phải, gì gì cũng vừa phải. Nói giai đoạn đầu thì là đoạn giai đoạn sau có vấn đề, đúng không cô? Gái bây giờ hầu như không ai biết làm dâu cô ạ. Nhưng mẹ cháu biết thế nên dĩ hòa vi quý, mẹ lo hết, nhà có ô-sin nữa, không vất vả gì cả. Cô ấy làm mẹ thì mẹ cháu làm bà, ông nội làm ông, không khi nào để cô ấy phải cáng đáng một mình cả.

Nhưng rồi sinh bẳn gắt. Đến mang bầu đứa thứ hai thì khó tính, muốn được phục vụ như hoàng hậu. Không ai chiều nổi nữa. Khi đã không vừa ý thì bắt đầu cô ạ, bắt đầu đổi khác, đối trọng, kèn cựa, để ý lời ăn tiếng nói. Mẹ cháu bảo cô ấy mới là mẹ chồng của mẹ. Cô ơi, cháu nghe mà đau lòng. Cháu đi sớm về muộn khi cho vợ nghỉ hẳn để dưỡng thai, sinh con và nuôi con mà cô ấy không để mẹ cháu và cháu yên.

Trong lễ đầy tháng con bé, cô ấy đã bất ngờ nói tướng nhiều thứ về nhà chồng và chồng khiến cháu đỏ mặt tía tai. Nghĩ, vợ mới sinh, chồng phải biết nhịn. Lần thứ hai giỗ ông nội, có các cô em của bố và các em họ của cháu mà cô ấy cũng cố tình dìm mẹ cháu và cháu để cho mọi người ngơ ngác cả. Cháu lại nghĩ, người đàn bà mang bầu và sinh đẻ, hai việc đàn ông không làm được, thôi, kệ đi. Lần mới đây, giỗ bà nội, cô ấy lặp lại cách tố cáo mẹ chồng và chồng giữa mọi người để mất mặt chơi. Cháu đã quát và suýt tát cô ấy nhưng kìm được. Vợ bù lu bù loa, muốn độn thổ đấy cô. Bắt đầu giai đoạn chán ngấy rồi, đúng không cô?

---------------------

Cháu thân mến!

Thứ nhất, các cháu đang đi vào giai đoạn khủng hoảng sau hôn nhân. Quy luật đấy. Khoảng 10 năm sau cưới. Tức là khi đứa con thứ hai hình thành và ra đời, nó làm tràn cái chén chịu đựng của mọi người với nhau và với hoàn cảnh. Vì sao các nước văn minh người ta ngại sinh con? Là vì mỗi một con người có mặt trên đời kéo theo bao nhiêu là hệ lụy chứ đâu chỉ có toàn niềm vui. Người của mình, có nếp có tẻ, sinh cho có anh có em mà không nghĩ đất đã quá chật, môi trường quá kém, học hành quá khổ, trái đất quá tải. Không thể nghĩ sinh một đứa được thì đứa thứ hai là thêm nếm, không đâu, hai đứa con là phiền toái gấp hàng chục lần hơn, ưu tư cũng chừng ấy lần hơn.

Thứ hai, các cháu thiết kế cưới nhau mà vẫn sống chung với bố mẹ, vợ cháu phải làm dâu. Công thức ấy quá xưa, nghe đã nghẹt thở. Đúng, thời nay làm gì có cô gái nào muốn làm dâu, họ không biết làm vì họ không chuẩn bị cho việc đó, thậm chí chống lại chuyện đó. Một phụ nữ cứ âm thầm chống lại chồng và nhà chồng thì sớm muộn gì cũng như tù nhân muốn vượt ngục. Có mẹ chồng giỏi, có ô-sin hầu, càng chống, vì ở không, nghĩ mưu, mơ nọ mơ kia và âm ỉ bất mãn.

Làm sao tìm được một người tuyệt vời trong môi trường ấy? Không có đâu. Vậy thì phải suy nghĩ cho căn gốc. Cháu gia trưởng, rất rõ, cháu có khuynh hướng người nhà ta trên hết, rõ luôn, cháu ít tâm lý, mềm mại, lắng nghe vợ (trừ những khi cháu gọi là nhịn khi vợ mới sinh). Hình dung chỗ của cháu dù có nhiều tầng, có dát vàng đi nữa, cũng giống như một pháo đài. Mà vợ cháu là người có học, có bằng cấp và từng cũng đi làm việc chứ không ăn bám.

Vừa vừa phải phải cháu trai ơi. Nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa còn chưa ăn thua nữa là. Con hai đứa, trai độc đinh cho dòng họ, con gái còn chưa đầy năm, nói chán là chán làm sao? Gần vợ, yêu cô ấy, lựa lời, tỉ tê, nói cho nhau nghe, ngủ với nhau thường xuyên đi rồi sẽ mặn nồng, trơn tru, như cũ. Chán là chê, cháu đang chán chê vợ nên sâu xa cô ấy khùng, bất mãn, nổi loạn đấy.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm