| Hotline: 0983.970.780

Xã hội hóa nước sạch ở Hà Nam

Thứ Sáu 01/11/2013 , 11:16 (GMT+7)

Để tạo hiệu quả trong công tác xã hội hóa nước sạch, UBND tỉnh Hà Nam từng bước “mở cửa”, kêu gọi các DN tham gia lĩnh vực này.

Để tạo hiệu quả trong công tác xã hội hóa nước sạch, UBND tỉnh Hà Nam từng bước “mở cửa”, kêu gọi các DN tham gia lĩnh vực này. Qua nhiều năm triển khai đã có hàng chục DN bỏ vốn xây dựng các trạm cấp nước sạch tập trung. Nhờ đó, đến nay, 80% người dân tỉnh Hà Nam đã có thể tiếp cận với nguồn nước sạch.

Mở cửa đón DN

Hà Nam đã xây dựng qũy hỗ trợ đầu tư cho các DN tham gia lĩnh vực nước sạch. Cụ thể, các DN được phép chọn địa điểm để đầu tư xây dựng các trạm cấp nước sạch. Tuy nhiên, những địa điểm này phải thích hợp và được sự đồng thuận từ người dân.

“Nếu như nhiều DN cùng muốn chọn một địa điểm, chúng tôi sẽ tổ chức đấu giá. DN nào có khả năng sẽ được xây dựng”, ông Tạ Đức Thắng, GĐ Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Nam cho hay.

Ban đầu, chỉ một vài DN tham gia. Nay toàn tỉnh Hà Nam có đến 11 đơn vị đang đầu tư công trình nước sạch phục vụ người dân. Trạm cấp nước sạch nhỏ nhất do DN làm chủ đầu tư, công suất khoảng 900 mét khối/ngày đêm. Trạm lớn nhất khoảng 6.000 mét khối/ngày đêm. Quy mô cấp nước sạch của những trạm này ít nhất cũng là một xã, có khi cả cụm 5 – 6 xã.


Toàn cảnh một trạm cấp nước sạch

Ngày 10/12/2012, UBND tỉnh Hà Nam ra Quyết định số 29, tiếp tục ban hành một số chính sách ưu đãi, khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực nước sạch: Về đất đai, các dự án, công trình cấp nước sạch tập trung được giao đất hoặc cho thuê đều được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất.

Đồng thời, những DN tham gia sẽ được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc vay lại từ nguồn vốn của các tổ chức quốc tế; được nhận nguồn vốn tài trợ không hoàn lại…

Ông Thắng cho rằng, đây là bước đi thực sự đúng đắn của Hà Nam, gỡ thế bí trong triển khai chương trình Mục tiêu QG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Nước sạch đến mọi nhà

Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh, đến nay có khoảng 80% người dân đã được tiếp cận nguồn nước sạch. Những DN kinh doanh nước sạch hoạt động khá hiệu quả, nguồn nước sạch luôn được đảm bảo. 

Một trong những DN tham gia tích cực, hoạt động hiệu quả là Cty CP Nước sạch và vệ sinh nông thôn Hà Nam (thuộc Sở NN-PTNT). Ông Đỗ Hoàng Hải, GĐ Cty cho biết, hiện đơn vị đã đưa vào vận hành 4 trạm cấp nước sạch tại huyện Bình Lục. Tổng công suất thiết kế của 4 trạm này là 8.500 mét khối/ngày đêm.


Vận hành hệ thống máy bơm nước

“Mỗi trạm chúng tôi bố trí khoảng trên dưới chục công nhân, trực 24/24, đảm bảo công tác vận hành, sửa chửa, cấp nước đầy đủ cho người dân. Nguồn nước thì chủ yếu là nước mặt, lấy từ sông Châu Giang vì nước ngầm ở đây nhiễm asen khá nặng”, ông Hải cho biết thêm.

Chúng tôi xuống thăm trạm cấp nước số 1 của Cty CP Nước sạch và vệ sinh nông thôn Hà Nam đặt tại xã Hưng Công, huyện Bình Lục. Anh Đỗ Xuân Tiến, Đội phó Quản lí và vận hành cho biết, trạm cấp nước số 1 bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 5/2011, cấp nước cho 4 xã là Hưng Công, Ngọc Lũ, Bối Cầu và An Nội…

Nước từ sông Châu Giang được bơm vào một hồ chứa dung tích 10.000 mét khối. Sau đó, nước được bơm lên các bể lọc để xử lí hóa chất. Sau nhiều công đoạn khác nhau, nước sạch được bơm ra một bể chứa, sẵn sàng cấp nước cho người dân...

“Tính tổng thể 4 xã có khoảng 75 – 80% người dân đăng kí sử dụng nước sạch, khoảng 8.000 người. Riêng xã Hưng Công, tỉ lệ này đạt trên 90%”, anh Tiến chia sẻ. Mỗi tháng, trung bình một hộ dân sử dụng từ 8 – 9 mét khối nước. Cũng như nhiều nơi khác, một số hộ dân tại đây vẫn dùng nước mưa, giếng Unicef song song với nước sạch.


80% người dân Hà Nam đã được sử dụng nước sạch

Ông Vũ Văn Thống, thôn Quang Trung, xã Hưng Công cho biết, từ năm 2002, gia đình ông đã được sử dụng nước sạch. Nguồn nước lấy từ trạm cấp nước sạch do tổ chức CAMA tài trợ xây dựng. “Trạm này cấp nước cho thôn chúng tôi và thôn Nhân Trai. Nhưng nó hoạt động chán lắm, nhiều khi không đủ nước dùng. Được khoảng vài năm thì nó đóng cửa”, ông Thống cho biết.

Nay có nước sạch từ trạm cấp nước mới, gia đình ông rất vui vì cuộc sống được cải thiện. Dẫu vậy, gia đình ông vẫn duy trì một bể nước mưa dùng rửa chân tay, giặt giũ.  Bà Vũ Thị Lự, Trưởng thôn Quang Trung cho biết, đến nay hầu hết các hộ trong thôn đều có nước sạch dùng. Sức khỏe, thể chất của người dân cũng vì thế được nâng lên rõ rệt.

Theo ông Tạ Đức Thắng, Hà Nam đang tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 16 công trình cấp nước sạch, dự kiến hoàn thành trong năm 2014 và 2015. Riêng năm nay, 6 công trình trọng điểm về nước sạch đang được thi công gấp rút, hạn hoàn thành là trước 31/12/2013.

“Trong 3 tháng 7 – 8 – 9/2013 vừa qua, có 1.500/4.500 hộ dân 4 xã của huyện Bình Lục đột ngột không sử dụng nước sạch vì tích trữ được lượng lớn nước mưa. Việc người dân sử dụng nước thất thường gây khó khăn không nhỏ cho các DN kinh doanh ở lĩnh vực này...”, Ông Đỗ Hoàng Hải chia sẻ.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.