| Hotline: 0983.970.780

Xâm chiếm hàng chục ha đất lâm nghiệp làm trang trại

Thứ Bảy 17/10/2020 , 12:27 (GMT+7)

Hàng chục ha đất lâm nghiệp tại xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum bị 2 cá nhân xâm chiếm để làm trang trại trong nhiều năm qua.

Các cá nhân lập hàng rào làm trang trại trong nhiều năm qua

Các cá nhân lập hàng rào làm trang trại trong nhiều năm qua

Mới đây, UBND huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã có văn bản trả lời báo chí về các nội dung liên quan đến việc hàng chục ha đất lâm nghiệp trên địa bàn thôn 1, xã Ia Tơi bị người dân lấn chiếm làm trang trại. Theo đó, có khoảng 12 ha đất bị xâm chiếm để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, làm nhà nuôi chim yến… Trong đó, trên 8 ha bị xâm chiếm thuộc đất của Công ty CP Cao su Sa Thầy được UBND tỉnh Kon Tum cho thuê  và trên 3 ha do UBND xã Ia Tơi quản lý.

Qua kiểm tra, bước đầu xác định chỉ có 2 người lấn chiếm đất để sản xuất là ông Huỳnh Kim Minh và ông Nguyễn Văn Duy, thời điểm khai phá làm rẫy từ khoảng năm 2016.

Lấn chiếm đất lâm nghiệp để xây nhà nuôi yến.

Lấn chiếm đất lâm nghiệp để xây nhà nuôi yến.

Có mặt tại trang trại được xem là lấn chiếm đất lâm nghiệp, phóng viên ghi nhận, trên diện tích hơn 10 ha được các cá nhân trồng nhiều loại cây như điều, mít, cà phê độ tuổi từ 3-4 năm. Ngoài ra, trang trại còn có nhà nuôi yến, ao thả cá, trại nuôi heo… được đầu tư rất bài bản.

Trước sự việc bất thường này, phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo xã Ia Tơi để tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn gốc đất. Kết qủa cho thấy, trang trại nằm tại khoảnh 3, tiểu khu 747 là đất lâm nghiệp của Công ty CP cao su Sa Thầy và một phần do UBND xã Ia Tơi quản lý.

Theo lãnh đạo xã Ia Tơi, hiện khu vực này chưa có đất nông nghiệp mà chỉ có đất ở và đất lâm nghiệp. Chính vì vậy, việc chiếm đất lâm nghiệp để canh tác là không được phép.

Điều đáng nói, ngay khi phóng viên cùng lãnh đạo xã Ia Tơi đang xác minh nguồn gốc đất ở trang trại thì bất ngờ ông Nguyễn Quang Thọ, Trường phòng GD-ĐT huyện Ia H’Drai đến phân bua.

Ông Thọ cho biết, trước đây gia đình ông có mua một phần đất với diện tích nhỏ tại nơi này của người dân. Đến năm 2015, Công ty Cổ phần Cao su Sa Thầy tiến hành san ủi nhưng không trồng cao su. Thấy vậy gia đình ông Thọ đã tiến hành trồng cây ăn trái và làm trang trại. “Đất này do cha mẹ vợ đứng tên và chăm sóc, mình chỉ đầu tư thôi”, ông Thọ cho biết.

Ông Thọ cũng phân trần rằng, trước khi trồng cây ăn trái, gia đình ông đã hỏi rõ đây là đất của công ty cao su và được cho chuyển đổi, không phải đất lâm nghiệp. Cũng theo ông Thọ, gia đình ông đang làm thủ tục để trang trại được cấp sổ đỏ.

Trang trại trên đất lâm nghiệp được đầu tư rất bài bản.

Trang trại trên đất lâm nghiệp được đầu tư rất bài bản.

Trước thông tin ông Thọ có hỏi công ty cao su rồi mới trồng cây ăn trái, ông Võ Tuấn Dũng, Phó trưởng Phòng Kế hoạch – Đầu tư, Công ty Cổ phần Cao su Sa Thầy xác định không có chuyện đó. “Không ai bỏ tiền đi sản ủi đất, vẽ bản đồ rồi lại để cho người khác làm”, ông Dũng cho biết.

Theo ông Dũng, Công ty được UBND tỉnh Kon Tum cho thuê 277 ha đất rừng nghèo để trồng cao su vào năm 2008. Tuy nhiên, khi mới trồng được hơn 75 ha thì được thông báo tạm dừng để quy hoạch thành lập huyện mới Ia H’Drai. Toàn bộ diện tích chưa trồng mới được làm thủ tục trả lại cho địa phương từ tháng 11/2019.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất