| Hotline: 0983.970.780

Xây cửa hàng trên đất nông nghiệp, chính quyền hai quận bất lực

Thứ Năm 28/03/2024 , 07:00 (GMT+7)

Dù UBND TP Hà Nội có văn bản chỉ đạo, song chính quyền hai quận Cầu Giấy và Tây Hồ không thể ngăn cản công trình trái phép xây trên 1.000m2 đất nông nghiệp.

Xây cửa hàng trên đất nông nghiệp

Báo Nông nghiệp Việt Nam nhận được đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Lan Phương, trú tại Hà Nội, về việc yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với diện tích lô đất 3.013m2 mà theo bà là “đang bị một số đối tượng do Công ty LILAHA và CENLAND thuê chiếm giữ, tái chiếm giữ, tiến hành san lấp mặt bằng, xây dựng cửa hàng/showroom một cách bất hợp pháp”.

Đây là dự án xây dựng chung cư (Dự án), chủ đầu tư là Công ty Cổ phần đầu tư LILAHA (LILAHA), tổng diện tích hơn 8.600m2, bao trùm lên phần đất nông nghiệp 3.013m2 tại khu Cày Máy mà bà Phương là đại diện nhóm chủ sở hữu, theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Cửa hàng/showroom mọc trên đất nông nghiệp, song chính quyền quận Cầu Giấy và Tây Hồ vẫn chưa thể xử lý. Ảnh: Văn Việt.

Cửa hàng/showroom mọc trên đất nông nghiệp, song chính quyền quận Cầu Giấy và Tây Hồ vẫn chưa thể xử lý. Ảnh: Văn Việt.

Việc này đã được báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh trong các bài: Dự án chung cư Lilaha complex bị tố 'thôn tính' hơn 3.000m2 đất của dân; Cen Land lên tiếng về lô trái phiếu 450 tỷ đồng liên quan đất tranh chấp; Hà Nội: Yêu cầu báo cáo dự án chồng lấn hơn 3.000m2 đất nông nghiệp.

Bà Phương cho biết, một số người đã ngang nhiên xây dựng kiên cố một cửa hàng/showroom với diện tích hơn 1.000m2 ngay tại mặt tiền của Dự án trên đường Nguyễn Văn Huyên và nằm trong phần diện tích Lô đất hợp pháp của bà theo Bản án đã tuyên của Tòa án nhân dân Quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Văn bản của UBND phường Xuân La xác nhận vi phạm này. Theo đó, trên khuôn viên diện tích khoảng hơn 1.000m2 (có nguồn gốc là đất nông nghiệp) tiếp giáp khu đất Công ty cổ phần đầu tư LILAHA đang xin chủ trương đầu tư dự án, giáp ranh địa giới hành chính phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy phát sinh trường hợp dựng khung cột thép nhà xưởng cao 6m.

UBND phường Xuân La đã hai lần ra thông báo vào tháng 10 và tháng 11/2023, yêu cầu chủ đầu tư tự tháo dỡ công trình vi phạm và cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất. Tuy nhiên đến nay chủ đầu tư chưa cung cấp và không phối hợp với UBND phường.

Mặt bằng khu đất nông nghiệp hơn 3.000m2 của bà Lan Phương - đại diện nhóm chủ sở hữu (khoanh trắng) nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài. Ảnh: Tùng Đinh.

Mặt bằng khu đất nông nghiệp hơn 3.000m2 của bà Lan Phương - đại diện nhóm chủ sở hữu (khoanh trắng) nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài. Ảnh: Tùng Đinh.

Để đảm bảo việc thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định, UBND phường Xuân La đã phối hợp với UBND phường Nghĩa Đô tiến hành đo đạc, xác định mốc giới (do tiếp giáp địa giới hành chính không có mốc ngoài thực địa, đường địa giới theo 364 hình thể cải răng lược không xác định thủ công ngoài thực địa được).

Lãnh đạo UBND phường Xuân La cho biết đã chỉ đạo các đơn vị liên quan lên phương án cưỡng chế, song chưa lý giải vì sao công trình xây từ tháng 10, mà phường Xuân La của quận Tây Hồ và phường Nghĩa Đô của quận Cầu Giấy không thể ngăn chặn. Đến tận ngày 1/3 năm nay, phường mới có văn bản báo cáo quận Tây Hồ.

Hai quận bất lực

Theo tài liệu PV có được, hồi tháng 10 năm ngoái, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì báo cáo kết quả thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố tại Thông báo số 278/TB-VP ngày 13/6/2023 của Văn phòng UBND Thành phố trước ngày 30/10/2023.

Hướng dẫn UBND quận Tây Hồ, UBND quận Cầu Giấy và các đơn vị có liên quan kiểm tra, phát hiện và xử lý ngay các vi phạm pháp luật đất đai, có văn bản trả lời người có đơn thư theo quy định trước ngày 25/10/2023; báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố theo quy định.

Yêu cầu Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy khẩn trương kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại lô đất D3-HH12 thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ và phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy theo Điều 208 Luật Đất đai 2013 và các quy định có liên quan; chủ động cung cấp tài liệu, kết quả thực hiện, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ theo đúng thời hạn ghi tại mục 1 nêu trên.  

Mặt bằng khu đất nông nghiệp hơn 3.000m2 của bà Lan Phương - đại diện nhóm chủ sở hữu (khoanh trắng) nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài. Ảnh: Tùng Đinh.

Mặt bằng khu đất nông nghiệp hơn 3.000m2 của bà Lan Phương - đại diện nhóm chủ sở hữu (khoanh trắng) nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài. Ảnh: Tùng Đinh.

Nghĩa là, UBND TP Hà Nội đã giao cho cả 2 quận “phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai”, song quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy vẫn để xảy ra vi phạm.

Chủ sở hữu hơn 3.000m2 đất nông nghiệp, dù được UBND TP Hà Nội ra văn bản chỉ đạo theo hướng bảo vệ tài sản hợp pháp, song vẫn bị người khác ngang nhiên xây dựng trên đất của mình. Sự việc xảy ra chỉ cách UBND phường Xuân La, Tây Hồ chưa đầy 2km, cách UBND phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy khoảng 3km, ngay trên mặt đường lớn, đông người qua lại.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.