| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng nông thôn mới gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ Sáu 16/12/2022 , 15:40 (GMT+7)

Hưng Yên xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất theo chuỗi, giá trị gia tăng cao.

Năm 2022, toàn tỉnh Hưng Yên có 139 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 61 xã được công nhận xã đạt NTM nâng cao, bằng 44% số xã; 6 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 10 huyện đạt chuẩn NTM, 53 khu dân cư đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được tích cực triển khai thực hiện; các công trình cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn được xây mới, cải tạo sửa chữa, nâng cấp ngày càng hoàn thiện, phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch, nước hợp vệ sinh cho người dân.

Chương trình 'mỗi xã một sản phẩm' OCOP tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. Ảnh: HG

Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" OCOP tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. Ảnh: HG

Đến hết năm 2021, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, số hộ dân nông thôn có điều kiện sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN02 là 92%.

Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều giảm nhanh xuống còn 2,55%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội chiếm 49,02%; 100% các xã trên địa bàn tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo (sau khi trừ đi hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội) đạt dưới 2%.

Và trong đó, ngành nông nghiệp Hưng Yên những năm gần đây tiếp tục phát triển theo hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chú trọng chất lượng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, tạo sản phẩm hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, tạo thêm nguồn lực cho xây dựng NTM.

Ông Đỗ Minh Tuân, Giám đốc Sở NN-PTNT Hưng Yên cho biết, mục tiêu của ngành nông nghiệp sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn và an toàn, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, có khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Phát triển nhanh các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất. Áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, hiện đại gắn với chế biến, bảo quản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp và nông thôn: Tăng cường nghiên cứu khảo nghiệm, tuyển chọn các loại giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao để đưa vào sản xuất; Ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; Tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm

Nhập chú thích ảnh

Nhập chú thích ảnh

.

Theo Sở NN-PTNT Hưng Yên, năm 2022, giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản của tỉnh tăng với năm 2021. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hàng hóa giá trị kinh tế cao, giá trị thu được hơn 215 triệu đồng/ha.

Ở lĩnh vực trồng trọt, tỉnh chuyển sang sản xuất theo hướng chất lượng cao, theo tiêu chuẩn GAP. Đến nay, 99 mô hình sản xuất nông nghiệp đã được cấp chứng nhận mới, nâng tổng diện tích VietGAP lên 3.107ha.

Toàn tỉnh chuyển đổi 1.238ha đất trồng cây hiệu quả thấp sang trồng cây lâu năm, cây hàng năm kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nâng tổng số diện tích đã chuyển đổi lên 18.318ha. Diện tích nhiều loại cây trồng có giá trị thu nhập cao tăng nhanh, nhất là cây nhãn đạt 4.760ha (tăng 2,04%), vải 1.141ha, (tăng 4,51%), cây có múi 4.628,85ha (tăng 5,2%), diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao đạt 70,1%.

Trong chăn nuôi, Hưng Yên đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi, đa dạng hóa vật nuôi, chăn nuôi an toàn sinh học, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Lĩnh vực thủy sản chuyển dần từ nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình sang hình thức nuôi theo tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp. Phát triển công nghệ nuôi cá sông trong ao nước tĩnh, nuôi lồng bè trên sông và nuôi thủy sản trong ao bán nổi với các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao,... Diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh 5.750ha (tăng 25ha).

Tỉnh Hưng Yên cũng quan tâm, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2021-2022, tỉnh đã hỗ trợ nông dân khoảng 4,3 tỷ đồng mua máy móc, nông cụ, góp phần đưa khâu làm đất đạt 100%, khâu thu hoạch lúa đạt 95,9%, cấy bằng máy 880ha.

Nhờ hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp sản xuất nông nghiệp được xây dựng, bổ sung, điều chỉnh khá đồng bộ, đầy đủ và cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển, kinh tế tập thể và HTX đạt kết quả tốtsố lượng HTX thành lập mới tăng, hoạt động HTX dịch vụ nông nghiệp cơ bản được chuyển đổi. Năm 2021 và 8 tháng năm 2022, tỉnh đã thành lập mới 32 HTX và 159 tổ hợp tác, nâng tổng số 350 HTX và 290 tổ hợp tác.

Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" OCOP tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. Năm 2021, đã đánh giá, xếp loại được thêm 70 sản phẩm OCOP, nâng tổng số 140 sản phẩm OCOP được xếp loại, đánh giá từ 3 sao trở lên. Tính đến tháng 8/2022, toàn tỉnh có 729 trang trại, tạo việc làm cho trên 2.468 người, doanh thu đạt 1.946,5 tỷ đồng/năm (bình quân 2,67 tỷ đồng/trang trại/năm).

Trong xây dựng NTM, tỉnh sẽ tiếp tục chú trọng đầu tư trực tiếp cho các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM, tập trung xử lý các điểm nóng về trật tự xã hội nông thôn. Tập trung xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu theo kế hoạch. Tăng cường hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí về các khâu xây dựng NTM, phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 195 khu dân cư kiểu mẫu; có ít nhất 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; huyện Phù Cừ đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.

Bình luận mới nhất