| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với nông nghiệp công nghệ cao

Thứ Ba 29/12/2020 , 13:00 (GMT+7)

Với những ưu thế, tỉnh Lâm Đồng hướng đến xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phấn đấu trở thành địa phương đi đầu cả nước.

Giá trị sản xuất được nâng cao

Năm 2020, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng tỉnh Lâm Đồng vẫn đạt được những thành tựu to lớn trong chương trình xây dựng Nông thôn mới. Theo ông Nguyễn Đình Khoát, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự ủng hộ, tham gia tích cực của người dân nên công tác xây dựng nông thôn mới của địa phương đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nhưng chương trình nông thôn mới của Lâm Đồng vẫn được đẩy mạnh và đạt nhiều thành tựu. Ảnh: Kim Sơ.

Dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nhưng chương trình nông thôn mới của Lâm Đồng vẫn được đẩy mạnh và đạt nhiều thành tựu. Ảnh: Kim Sơ.

Ở các xã, công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân được ưu tiên đầu tư, phát triển. Riêng năm 2020, toàn tỉnh Lâm Đồng có 110 công trình đường giao thông được nâng cấp, xây dựng với tổng chiều dài 140,25 km, 15 công trình cầu cống được hoàn thiện. Ngoài ra, địa phương cũng hoàn thành nâng cấp, xây dựng 26 công trình trường học, 32 nhà văn hóa xã, thôn và nhiều công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn các xã.

Lâm Đồng cũng phát triển mạnh các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thong minh và nông nghiệp hữu cơ. Theo số liệu mới nhất từ Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng, diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của địa phương hiện nay đạt trên 58,3 nghìn ha, con số này tăng 633 ha so với thời điểm cuối năm 2019.

Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản tăng nhanh, giá trị sản xuất công nghệ cao bình quân đạt khoảng 400 triệu đồng mỗi ha/năm, đặc biệt có nhiều mô hình có giá trị sản xuất đạt trên 1 tỷ đồng mỗi ha/năm. Mặt khác, các tiêu chí về văn hóa, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng được tập trung phát triển và đã đạt hiệu quả cao.

Lâm Đồng hiện có 95/111 xã và 2 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Ảnh: Kim Sơ.

Lâm Đồng hiện có 95/111 xã và 2 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Ảnh: Kim Sơ.

Ông Nguyễn Đình Khoát  cho biết, đến nay, toàn tỉnh có 95/111 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (chiếm 85,6%). Dự kiến đến hết năm 2020, tỉnh có khoảng 104/111 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM).

Cũng theo ông Khoát, hiện tại, Lâm Đồng đã có 2 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM là huyện Đơn Dương và huyện Đức Trọng. 3 đơn vị khác gồm huyện Đạ Tẻh, thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc đã được Hội đồng thẩm định Trung ương họp thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM và thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Riêng huyện Cát Tiên và huyện Lâm Hà đang lập hồ sơ trình Bộ NN-PTNT theo quy định.

Phấn đấu nâng số huyện nông thôn mới

Trong năm 2021, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới. Trong đó đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chung sức xây dựng nông thôn mới. Địa phương cũng đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập với chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại. Tập trung hỗ trợ phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời thực hiện có hiệu quả chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Những năm gần đây, nông nghiệp Lâm Đồng có nhiều thay đổi, nông dân có nguồn thu nhập cao khi thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Ảnh: Kim Sơ.

Những năm gần đây, nông nghiệp Lâm Đồng có nhiều thay đổi, nông dân có nguồn thu nhập cao khi thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Ảnh: Kim Sơ.

“Chúng tôi tập trung xây dựng, thực hiện các mục tiêu Đề án thí điểm xây dựng huyện Đơn Dương đạt nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh giai đoạn 2019-2025. Đồng thời tiếp tục triển khai Đề án thí điểm xây dựng huyện nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa ở huyện Đức Trọng”, ông Nguyễn Đình Khoát cho biết.

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu trong năm 2021 sẽ có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 6 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt trung bình 400 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Kim Sơ.

Giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt trung bình 400 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Kim Sơ.

Để thực hiện tốt chương trình nông thôn mới, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều chỉnh cơ chế chính sách trong thực hiện để phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương. Đồng thời đề nghị HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương năm 2021 để thực hiện chương trình nông thôn mới theo tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách bố trí so với kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giao tối thiểu gấp 1,5 lần.

Năm 2020, nguồn vốn huy động thực hiện chương trình Nông thôn mới ở Lâm Đồng gần 5,3 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 1,9 nghìn tỷ đồng, vốn tín dụng 2,9 nghìn tỷ đồng. Số còn lại là vốn các tổ chức, doanh nghiệp, vốn đóng góp của cộng đồng dân cư. Thực hiện chương trình Nông thôn mới, GRDP bình quân đầu người của Lâm Đồng đạt 71 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều 1,35%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 90%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 90%.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm