| Hotline: 0983.970.780

Xóa độc quyền dịch vụ khai thác công trình thủy lợi

Thứ Ba 10/12/2019 , 08:53 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết “sẽ tổ chức đấu thầu dịch vụ thủy lợi, để các công ty cạnh tranh với nhau”.

11-16-50_dx-2
Công nhân Công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông Tích (Hà Nội) đang lắp đặt trạm bơm dã chiến Phù Sa để chuẩn bị cấp nước đổ ải vụ đông xuân 2019 -2020. Ảnh: Minh Phúc.

Mục đích để xóa độc quyền trong dịch vụ khai thác công trình thủy lợi tại các hệ thống thủy nông.
 

Công tác tác thủy lợi chuyển dần sang cơ chế thị trường

Trong những năm qua, Nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng hàng nghìn hệ thống công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, từ đầu mối đến mặt ruộng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, đảm bảo an sinh xã hội của người dân.

Cùng với đó các thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật về thủy lợi cũng được hoàn thiện, quy định rõ các hoạt động thủy lợi, quyền, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân về thủy lợi, đồng thời tạo động lực, tăng cường tính tự chủ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi, đưa công tác thủy lợi chuyển dần sang cơ chế thị trường.

Công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả công trình thuỷ lợi. Một số nơi có mô hình quản lý, khai thác tốt, phù hợp quy định của pháp luật đã phát huy tốt hiệu quả công trình thủy lợi. Tuy nhiên, ở một số địa phương, mô hình chưa phù hợp nên công tác quản lý, khai thác công trình gặp nhiều khó khăn.

Việc đánh giá tổng thể về hoạt động của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trong thời gian vừa qua, đề ra các định hướng, giải pháp mới nhằm quản lý, khai thác tốt các công trình thủy lợi hiện có, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tưới tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, đời sống người dân, phù hợp với tình hình hiện nay.

Ông Vũ Hồng Khanh, Cục trưởng Cục Quản lý công trình (Tổng cục Thủy lợi), cho biết, tính đến năm 2019, cả nước có 100 đơn vị khai thác công trình thủy lợi. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy khai thác công trình thủy lợi không thống nhất trên toàn quốc, khiến việc ban hành, áp dụng chính sách trong khai thác gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, mô hình doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi chưa hoàn thiện ở một số tỉnh có công trình thủy lợi lớn, công tác khai thác gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa phát huy hiệu quả công trình. Ở một số địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi do chi cục thủy lợi đảm nhận. Điều này dẫn đến sự chồng chéo giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý, khai thác.
 

Lãnh đạo doanh nghiệp vẫn nặng tư tưởng phụ thuộc

Tổng cục Thủy lợi đánh giá, lãnh đạo doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi còn mang nặng tư tưởng phụ thuộc, để Nhà nước bao cấp, chưa chịu khó đầu tư nghiên cứu chính sách, tìm thêm các hướng phát triển, bổ sung ngành nghề kinh doanh mới của đơn vị.

11-16-50_dx-4
Cần tái cơ cấu hoạt động của các công ty thủy nông để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Ảnh: Trường Giang.

Cũng theo ông Khanh, tình trạng vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, xả nước thải chưa đủ tiêu chuẩn vào công trình thủy lợi xảy ra khắp các địa phương, không được giải quyết triệt để. Rất nhiều tổ chức, cá nhân tự do xả nước thải vào công trình, không đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Ở nhiều nơi, với sự phát triển kinh tế- xã hội và tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, việc quản lý công trình thủy lợi ngày càng khó khăn, quản lý chất lượng nước ở công trình thủy lợi còn khó khăn hơn rất nhiều so với các nhiệm vụ khác.

Trong khi đó, cơ quan chức năng không kịp thời xử phạt theo quy định dẫn đến các hành vi vi phạm này tiếp tục tái diễn, với mức độ ngày càng nghiêm trọng, khó kiểm soát, ảnh hưởng tới chất lượng cung cấp dịch vụ thủy lợi.

Đại diện Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Xuân Thủy chia sẻ: Hiện nay nước thải sinh hoạt trực tiếp ra kênh mương của hệ thống nhưng công ty chưa được thu phí xả thải (phí này đang được tính và thu vào giá thành của nước sạch). Ngoài ra, một số nhà máy nước sinh hoạt lấy nước trực tiếp từ hệ thống công trình thủy lợi mà chưa trả phí. Công ty đề nghị UBND tỉnh có văn bản cho phép công ty thu hai phí trên từ các nhà máy nước sạch.

Sẽ đấu thầu dịch vụ khai thác công trình thủy lợi

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Đối với các công ty quản lý công trình thủy lợi, cần phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nếu không nhận thức rõ tư tưởng này, thì hoạt động sẽ rất lúng túng.

“Trong thời gian tới, các công ty thủy nông phải khẩn trương tiến hành các giải pháp để tăng thu, giảm chi, cố gắng tự chủ. Muốn làm được điều đó, phải cơ cấu lại bộ máy, giảm lao động, dùng khoa học công nghệ hiện đại hơn.

Giai đoạn 2021-2025, một số công trình chúng tôi sẽ đưa vào đấu thầu dịch vụ khai thác công trình thủy lợi. Do đó, các công ty sẽ phải cạnh tranh với nhau”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

Về mô hình quản lý công trình thủy lợi, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết thời gian tới sẽ có một nghiên cứu riêng đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, gắn vào hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nơi đây. Do đồng bằng sông Cửu Long khác hoàn toàn so với tất cả các công trình thủy lợi khác, công trình thì hở, sông ngòi tự nhiên.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.