| Hotline: 0983.970.780

Xua đuổi côn trùng, bảo quản nông sản

Thứ Hai 12/01/2015 , 07:31 (GMT+7)

BQ01-10 không phải để tiêu diệt côn trùng như một hóa chất trừ sâu. Đặc trưng hóa sinh cơ bản của nó là có tính “kỵ” với nhiều loại côn trùng. 

Trong công nghệ Feromon, các nhà khoa học đã tổng hợp và công nghiệp hoá được một số các hợp chất dẫn dụ côn trùng điển hình như chất Metyl-eugenol đối với loài ruồi vàng hại cây có múi; sản phẩm thủy phân từ một loại protein cũng đang được nghiên cứu ứng dụng để dẫn dụ côn trùng hại rau họ thập tự, hay như hợp chất ME.350 được ứng dụng để dự báo tình hình phát sinh, phát triển của quần thể mọt hại lá thuốc nguyên liệu trong kho.

Ngược lại, mùi của cây Derris elliptica đeo trên sừng trâu để đuổi đi những con ve, rận ký sinh, hay mùi của những viên băng phiến làm hạn chế sự cư trú của những con mạt, gián, rận trong các tủ đựng quần áo của gia đình...

Một số tỉnh miền Nam Trung Quốc, đảo Đài Loan và Banglades là nơi có rất nhiều cây pơ mu và cây long não phát triển. Từ ngàn xưa, người dân nơi đây đã biết sử dụng những loại cây này để chế tác đồ gỗ nội thất nhằm tránh bị mối, mọt và côn trùng xâm hại.

Từ đặc trưng sinh học này, các kỹ sư chuyên ngành BVTV tại Thanh Hóa đã  nghiên cứu và tạo ra chế phẩm thảo mộc BQ01-10 với thành phần chính là dầu long não (Camphor esentiel oil) và dịch chiết của cây đinh lăng (Policias fruticosa L). Công trình đoạt giải Nhì giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (Vifotec) năm 2010.

BQ01-10 không phải để tiêu diệt côn trùng như một hóa chất trừ sâu. Đặc trưng hóa sinh cơ bản của nó là có tính “kỵ” với nhiều loại côn trùng. Theo đó, do côn trùng chậm tiếp cận vào khối nông sản cần bảo quản nên đã kéo theo các yếu tố kinh tế - kỹ thuật có liên quan như: Giảm được lượng thuốc trừ sâu phải sử dụng để tiêu diệt chúng; Giảm được hao hụt về khối lượng, phẩm cấp và chất lượng sản phẩm sau bảo quản, đặc biệt là dư lượng hóa chất độc.

Quá trình nghiên cứu, thử nghiệm tại Thanh Hóa với quy mô hàng vạn tấn nông sản các loại mỗi năm, thông qua các hợp đồng kinh tế - kỹ thuật đặc biệt nghiêm ngặt cho thấy tiềm năng ứng dụng đặc biệt quan trọng của công nghệ này trong chiến lược phát triển SX nông nghiệp sạch và bền vững.

Do cơ chế tác động là “mùi”, nên cũng không phải phun, rải trực tiếp vào khối nông sản. Vì vậy các hợp chất này có thể sử dụng được cho nhiều loại nông sản khác như, gạo, bột mỳ, malt bia, rau quả...

Xem thêm
Phát hiện cơ sở chuyên xử lý lợn ốm chết ở Vĩnh Phúc

Chủ cơ sở ở Vĩnh Phúc cho biết, lợn thu mua của dân đó đều là các con bị ốm do xuất huyết hoặc yếu do nắng nóng hoặc chết không rõ nguyên nhân.

Kiểm dịch tôm giống còn gặp khó

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi mà một phần nguyên nhân do tôm giống gây ra, ngành chức năng đã siết chặt công tác kiểm dịch.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).