| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu lao động 'mắc kẹt' vì COVID-19

Thứ Năm 21/01/2021 , 15:43 (GMT+7)

Dịch bệnh COVID-19 đang khiến nhiều người đi lao động xuất khẩu bị 'mắc kẹt' ở nước ngoài. Kinh tế suy thoái, họ không có việc làm nhưng cũng không thể trở về quê hương.

Ông Hương rơm rớm nước mắt khi kể về đứa con gái đang lao động tại Hàn Quốc không thể về nhìn mặt mẹ lần cuối vì đại dịch COVID-19. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Hương rơm rớm nước mắt khi kể về đứa con gái đang lao động tại Hàn Quốc không thể về nhìn mặt mẹ lần cuối vì đại dịch COVID-19. Ảnh: Võ Dũng.

Bài liên quan

Tiếp chúng tôi trong căn nhà còn trắng khăn tang, ông Lê Trọng Hương, thôn Thọ Phật, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn rớm rớm nước mắt. Vợ ông mất cách đây không lâu sau một cơn tai biến mạch máu não. Người con gái út của vợ chồng ông hiện đang xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc đã 4 năm không thể về nhìn mặt mẹ lần cuối. Những tưởng nó sẽ về đúng dịp làm lễ bách nhật cho mẹ nhưng nay lại không thể về được vì đại dịch COVID -19.

“Ngày vợ tôi mất, cháu không thể về được vì dịch COVID-19. Cách đây vài tuần nó gọi điện về bảo đã đặt vé máy bay nhưng trước lúc bay 2 ngày lại nhận được tin phía Hàn Quốc không cho xuất cảnh vì đại dịch COVID -19 tiếp tục bùng phát. Qua điện thoại nó bảo, vì đại dịch COVID -19 nên con không thể về nhìn mặt mẹ lần cuối, nay cũng không thể về làm lễ bách nhật. Nói đến đó, cả hai bố con đều khóc nức nở....  Cháu bảo, nghĩ là về được nên cũng sắm sửa một ít hàng hóa nhưng nay cũng không thể gửi về ” – ông Hương rơm rớm nước mắt.

Những ngày cuối năm, người thân, hàng xóm thường qua nhà ông Hương động viên ông cố gắng vơi bớt nỗi buồn chờ ngày con gái được về nước. 

Vậy là Tết nay, trong căn nhà hiu quạnh, ông Hương sẽ một mình vò võ lo hương khói cho vợ. Ba người con gái của ông cũng đã lấy chồng, chúng sẽ chỉ thi thoảng về thắp hương cho mẹ.

"Không biết đến lúc nào cháu mới được về. Nó bảo buồn chán lắm, chỉ muốn về nước thôi chứ không thiết tha gì ở bên này nữa" - ông Hương than thở.

Thôn có nhiều người xuất khẩu lao động những ngày cuối năm vắng vẻ, buồn thiu. Đi đâu cũng gặp cảnh người làng người xóm hỏi han nhau tết này người nhà có ai về không? Con cái đi xuất khẩu lao động ở nước nào, nước đó có bị đại dịch COVID-19 không? Những câu hỏi không khỏi khiến người đối diện tủi thân, nhói lòng.

Xóm làng đã khang trang hơn trước nhưng hai năm nay, số người đi xuất khẩu lao động, đi làm ăn xa về quê đón tết ở các địa phương tại Thanh Hóa giảm hẳn.

Cả thôn Thọ Phật hiện có 54 lao động đang làm việc ở nước ngoài nhưng Tết Tân Sửu chỉ duy nhất Lê Minh Tuấn đang lao động tại Nhật Bản được về. Hiện Tuấn vừa hết thời gian cách ly và đang trên đường từ Hà Nội trở về quê ăn Tết.

Ông lê Minh Song, bố Tuấn phấn khởi: “Cháu chưa hết thời hạn lao động ở Nhật nhưng xin về phép. May mà về sớm chứ chỉ ít ngày nữa thôi là cũng không về được. Bao nhiêu người muốn về nước ăn Tết có về được đâu! Lần này cháu về được là mừng rồi, tiền nong không quan trọng nữa, Tết này tôi sẽ giục cháu hỏi vợ rồi muốn đi đâu thì đi”.

Theo thống kê, xã Đông Hoàng hiện có trên 300 lao động đang làm việc tại các quốc gia Hàn Quốc, Nhật bản, Đài Loan... Đa phần những lao động này đã xuất khẩu từ nhiều năm trước và đã gần hết hạn nhưng chưa về được. Một năm trở lại đây, số lượng lao động của xã xuất khẩu ra nước ngoài giảm hẳn do đại dịch COVID-19.

Bà Lê Thị Phương, cán bộ chính sách xã Đông Hoàng cho hay, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới, có khoảng 40 lao động người Đông Hoàng trở về nhà, đa phần không dám đi xuất khẩu lao động nữa vì sợ dịch bệnh. Tết năm nay có rất nhiều lao động muốn về nước nhưng vì đại dịch COVID -19 nên không thể về quê.

“Cách đây 4-5 năm, cứ gần Tết Nguyên đán, số lao động ở nước ngoài về nước ăn tết rất nhiều, không khí sôi động hẳn nhưng vài năm nay giảm hẳn. Xã không thống kê nhưng qua nắm tình hình, lao động mong muốn trở về nước rất nhiều. Tuy nhiên, vì đại dịch COVID -19 nên nhiều người phải ở lại. Lực lượng lao động ở nước ngoài những năm qua đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế của địa phương nhưng từ khi đại dịch COVID -19 xuất hiện, nguồn tiền gửi về địa phương cũng giảm nhiều” – bà Phương cho hay.

Thanh Hóa hiện có trên 5,1 nghìn lao động đang làm việc ở nước ngoài nhưng rất nhiều lao động không thể về quê ăn tết vì dịch COVID-19 khiến người thân ở nhà ngày ngày trông mong. Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa hiện có trên 5,1 nghìn lao động đang làm việc ở nước ngoài nhưng rất nhiều lao động không thể về quê ăn tết vì dịch COVID-19 khiến người thân ở nhà ngày ngày trông mong. Ảnh: Võ Dũng.

Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Thanh Hóa, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong quý I và quý II đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải quyết việc làm của tỉnh năm 2020.

Trong năm 2020, tổng số lao động được tạo việc làm mới trên địa bàn tỉnh là 62.110 người, đạt 90% kế hoạch năm và bằng 89,2% cùng kỳ năm 2019. Trong đó có 5.120 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài (đạt 51,2% kế hoạch năm và bằng 49,7% cùng kỳ năm 2019). Trong số trên 5,1 nghìn lao động của Thanh Hóa làm việc ở nước ngoài, hiện một số đã hết thời hạn, một số được nghỉ phép nhưng vẫn không thể về nước vì đại dịch COVID-19.

    Tags:
Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm