| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái có tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon

Thứ Tư 24/01/2024 , 08:46 (GMT+7)

YÊN BÁI Với diện tích rừng lớn, độ che phủ cao, đặc biệt đối với rừng tự nhiên, rừng trồng cây gỗ lớn, tỉnh Yên Bái có tiềm năng để phát triển thị trường tín chỉ carbon.

Tổng lượng C02 hấp thụ khoảng 4,7 triệu tấn/năm

Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ về giảm phát thải, bảo vệ tầng ozon quy định từ năm 2025 sẽ thí điểm thị trường carbon và đến năm 2028 thì chính thức vận hành. 

Thuật ngữ “thị trường carbon”, “tín chỉ carbon” còn khá mới mẻ với người dân Yên Bái nói riêng và người dân cả nước nói chung. Cụ thể, thị trường carbon được coi là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính và đang phát triển nhanh chóng về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia.

Tín chỉ carbon là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn carbon dioxide (CO2) hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2. Việc mua bán sự phát thải khí CO2 hay mua bán carbon trên thị trường được thực hiện thông qua tín chỉ. Một tín chỉ carbon tương đương với 1 tấn CO2, có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và thị trường nơi chúng được giao dịch. 

Tỉnh Yên Bái có diện tích rừng lớn, tỷ lệ che phủ cao nên có tiềm năng về bán tín chỉ carbon. 

Tỉnh Yên Bái có diện tích rừng lớn, tỷ lệ che phủ cao nên có tiềm năng về bán tín chỉ carbon. 

Yên Bái có gần 433.600 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên trên 245.580 ha, rừng trồng trên 188.000 ha. Đây là nguồn tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon ra thị trường nước ngoài (thị trường chính thống hoặc thị trường carbon tự nguyện), đặc biệt đối với rừng tự nhiên, rừng trồng cây gỗ lớn.

Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu thay thế Nghị định thư Kyoto vào năm 2020 đã khuyến khích các quốc gia mua bán tín chỉ carbon, nên đây là cơ hội thu hút nhà đầu tư nước ngoài mua tín chỉ carbon tại rừng của tỉnh Yên Bái. 

Theo tính toán, nghiên cứu của các nhà khoa học, khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng 15m3/ha/năm thì tổng lượng CO2 được hấp thụ bởi rừng tự nhiên và rừng trồng của tỉnh Yên Bái là hơn 4,7 triệu tấn CO2/năm. Giả thiết, toàn bộ lượng carbon được hấp thụ bởi rừng gỗ là rừng tự nhiên được bán ra nước ngoài với giá thấp nhất khoảng 5 USD/tấn CO2 (giá Bộ NN-PTNT ký bán cho Ngân hàng Thế giới vùng Bắc Trung bộ), giá trị của tín chỉ carbon hàng năm của Yên Bái thu được gần 550 tỷ đồng.

Theo tính toán khoa học, giá trị của tín chỉ carbon hàng năm của Yên Bái có thể thu được thấp nhất gần 550 tỷ đồng/năm.

Theo tính toán khoa học, giá trị của tín chỉ carbon hàng năm của Yên Bái có thể thu được thấp nhất gần 550 tỷ đồng/năm.

Có thêm thu nhập từ kéo dài chu kỳ sản xuất và bảo vệ rừng

Ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái cho biết: Thị trường tín chỉ carbon từ rừng yêu cầu người dân kéo dài chu kỳ sản xuất rừng gỗ lớn, làm tốt công tác giữ rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó sẽ có thêm nguồn thu nhập đáng kể hàng năm. Với diện tích rừng lớn, độ che phủ rừng cao, Yên Bái là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển thị trường tín chỉ carbon. Trên cơ sở yêu cầu của Bộ NN-PTNT, tỉnh đã cung cấp đầy đủ số liệu về lâm nghiệp để tính toán phát triển thị trường carbon ở Yên Bái và vùng trung du, miền núi phía Bắc. 

Việc chuyển nhượng, thương mại tín chỉ carbon rừng sẽ huy động bổ sung nguồn tài chính để tái đầu tư vào rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho các chủ rừng, người dân nông thôn. Đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Khuyến khích người trồng rừng kéo dài chu kỳ khai thác và chú trọng hơn trong công tác bảo vệ rừng, từ đó sẽ có thêm nguồn thu nhập hàng năm.

Trong khi chờ Chính phủ ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, Yên Bái cũng đề nghị Chính phủ sửa đổi một số điểm và sớm ban hành Nghị định 156 (sửa đổi) hướng dẫn thực hiện Luật Lâm nghiệp để phù hợp hơn khi tham gia thị trường tín chỉ carbon. Tổ chức thuê đơn vị tư vấn đánh giá khả năng phát thải và nhu cầu hấp thụ carbon để có những phương án phù hợp khi thực hiện thị trường tín chỉ carbon.

Ông Giang cho biết thêm, Yên Bái đã thực hiện cơ cấu cây trồng rừng sản xuất chủ yếu là những loài cây sinh trưởng nhanh, có năng suất cao, đang được trồng rộng rãi tại địa phương như: bạch đàn, keo, quế, bồ đề.... Riêng cây quế đã được nhân dân trồng từ lâu, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho sản phẩm chất lượng và mang lại giá trị kinh tế cao. Đối với rừng trồng phòng hộ, cơ cấu cây trồng chủ yếu gồm các loài cây bản địa có khả năng thích nghi cao với điều kiện lập địa như: thông mã vĩ, pơ mu, sơn tra, vối thuốc... 

Phát triển rừng cây gỗ lớn với chu kỳ dài và làm tốt công tác bảo vệ rừng sẽ giúp cho các chủ rừng có thêm thu nhập ổn định hàng năm.

Phát triển rừng cây gỗ lớn với chu kỳ dài và làm tốt công tác bảo vệ rừng sẽ giúp cho các chủ rừng có thêm thu nhập ổn định hàng năm.

Thông qua việc triển khai các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển rừng, tỉnh Yên Bái cơ bản đã hình thành các vùng rừng trồng chuyên canh, tập trung phục vụ cho chế biến trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho định hướng phát triển thị trường carbon tại địa phương. Qua đó cải thiện sinh kế cho người dân, góp phần nâng cao năng suất rừng trồng, bảo vệ bền vững tài nguyên rừng. 

Ông Giàng A Câu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái cho biết: Hội Nông dân đang tỉnh xây dựng kế hoạch cho các hộ dân trồng rừng tham gia Dự án tín chỉ carbon của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai thí điểm 1.000 ha tại tỉnh Yên Bái. Trong Dự án sẽ tập huấn, hướng dẫn cho các chủ rừng, hộ dân nâng cao năng suất rừng trồng, cải thiện sinh kế bền vững, góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao độ che phủ, phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân từ rừng.

Trước mắt, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ che phủ rừng ổn định 63%; phấn đấu độ che phủ rừng giai đoạn từ nay đến 2025 đạt từ 63,5 - 65%.  Qua đó, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, giảm thiểu khí phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, giám sát chặt chẽ các hoạt động phát thải của các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là trong các lĩnh vực có nguy cơ phát thải cao như: xi măng, giấy, năng lượng… nhằm mục tiêu toàn bộ khí thải phải được kiểm kê. 

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.