| Hotline: 0983.970.780

Cây chùm ngây

Thứ Năm 01/04/2010 , 11:47 (GMT+7)

Cây chùm ngây có tác dụng gì mà lại có Chương trình khuyến khích trồng tại 80 quốc gia trên thế giới?

* Cây chùm ngây có tác dụng gì mà lại có Chương trình khuyến khích trồng tại 80 quốc gia trên thế giới?

Phan Thanh Liêm, Tân Lạc, Hòa Bình

Theo DS Phan Đức Bình thì cây chùm ngây (Moringa oleifera Lamk.) thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae). Cây chùm ngây có ở Việt Nam ta từ lâu đời (mọc hoang nhiều nhất ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận) nhưng trong vài chục năm trở lại đây người ta nghiên cứu thấy nó có nhiều tác dụng đặc biệt nên tưởng là cây mới du nhập. Trồng được ở cao độ dưới 500 m; lá ăn được như rau, quả dùng làm bột cà ri; dầu từ hột ăn được, có tính làm giảm sự thụ thai. Từ lâu nhân dân ta đã biết sử dụng cây chùm ngây để làm rau giàu dinh dưỡng. Trong vài chục năm gần đây, do sự bùng nổ dân số, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều cây có công dụng lớn trong việc giải quyết thực phẩm cho những năm 2000, nhất là ở các nước nghèo và đang phát triển, trong đó có nước ta...

Cho tới nay các nghiên cứu của các nhà khoa học đã đi đến kết luận chùm ngây là cây dễ trồng (trồng bằng hột hoặc giâm cành), mau phát triển, từ vùng biển, đồng bằng và rừng núi cho đến độ cao 500 mét đều trồng được. Có thể trồng đại trà hoặc trồng làm hàng rào, dọc đường đi hoặc trồng xen những nơi đất thừa, đất thẹo... Có thể khai thác lá non (trồng dọc hàng rào lên cao khỏi đầu người thì chặt bằng, cách mặt đất độ 1,5 m, để khai thác cành lá non, vài chục ngày từng lứa làm rau); khai thác trái (trồng thành đám); để trồng thành rừng vừa phủ đất vừa thu hoạch trái hay khai thác dược liệu. Lá và cành non dùng làm rau (giàu dinh dưỡng). Hột khô rang ăn (như lạc); dầu hột chùm ngây ăn được, thuộc dầu lâu khô nên có thể dùng làm mỹ phẩm hay tá dược....

Theo lương y Nguyễn Công Đức để chống tăng cholesterol và lipid máu, giảm axit uric và ngăn ngừa sỏi oxalat có thể dùng mỗi ngày 100g rễ tươi (30g khô), rửa sạch, nấu với 1 lít nước cho sôi 15 phút, dùng để uống cả ngày. Để giúp ổn định huyết áp, ổn định đường máu, bảo vệ gan, trị suy nhược cơ thể suy nhược thần kinh có thể dùng mỗi ngày 150g lá non, đọt non, cọng non, rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước, vắt lấy nước cốt, thêm 2 thìa canh mật ong, trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày. Để trị u xơ tiền liệt tuyến lấy 100g rễ chùm ngây tươi, 80g lá trinh nữ hoàn cung khô. Nấu với 2 lít nước, cô lại còn nửa lít, uống ấm 3 lần trong ngày. 

* Khi bắt đầu có tên Hà Nội thì Hà Nội có những đơn vị hành chính nào?

Hoàng Liên Hoa, TX Sơn Tây, Hà Nội

Theo sử sách, năm 1408, năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội.

Lúc đó Hà Nội gồm 4 phủ và 15 huyện.

- Phủ Hoài Đức với các huyện Thọ Xuân, Vĩnh Thuận, Từ Liêm.

- Phủ Thường Tín với các huyện Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên.

- Phủ Ứng Hòa với các huyện Sơn Minh, Hoài An, Chương Đức, Thanh Oai.

- Phủ Lý Nhân với các huyện Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Nam Xang, Bình Lục.

Tên Hà Nội cho đến nay đã trải qua 179 năm.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm