| Hotline: 0983.970.780

Di chứng nặng nề

Thứ Năm 12/09/2013 , 10:12 (GMT+7)

Vũ khí hóa học trong chiến tranh hiện đại nguy hiểm, sát thương mạnh, tác dụng trên diện rộng và để lại di chứng cực kỳ nặng nề.

Khác với các loại hình sử dụng chất độc trong thời cổ đại, vũ khí hóa học trong chiến tranh hiện đại nguy hiểm, sát thương mạnh, tác dụng trên diện rộng và để lại di chứng cực kỳ nặng nề.

>> Thần chết lặng lẽ trên chiến trường

Trong giai đoạn Thế chiến I, các loại khí độc được sử dụng bởi Phát xít Đức đã khiến quân Đồng Minh phải hoảng sợ vì những gì nó gây ra trên chiến trường.

Những luồng khí đầu tiên

Cuối thế kỷ 19, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sức tàn phá của vũ khí hóa học đối với con người trong chiến tranh. Vì thế, Công ước Hague đã ra đời vào năm 1899 để ngăn cản điều này, một số cường quốc đã ngồi lại với nhau và thống nhất không sử dụng các loại đầu đạn có hóa chất với khả năng khuếch tán khí độc, gây chết người trong chiến tranh. Các đại biểu tham gia hội nghị đã đồng ý ký vào bản cam kết, trừ Mỹ.

Tiếp theo, đến năm 1907, công ước được bổ sung, gọi là Công ước Hague II với điều khoản không được sử dụng các loại chất độc hay vũ khí tẩm chất độc trong chiến tranh. Cho đến trước Thế chiến, các nước đều đã ký vào Công ước Hague, trừ Mỹ, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 1914, phát xít Đức mở cuộc tấn công nhằm vào Pháp qua Bỉ. Tuy nhiên, sau khi những phát súng đầu tiên nổ ra, chiến trường nhanh chóng rơi vào thế bế tắc, các binh sĩ hai bên không biết làm gì ngoài việc nằm chờ trong các đường hào. Phát xít Đức đã nghĩ đến phương án khai thông bế tắc và phương án đưa ra là sử dụng khí độc.


Các binh sĩ sử dụng mặt nạ phòng độc trong Thế chiến I

Tuy nhiên, Đức không muốn mình là nước đầu tiên phá vỡ Công ước Hague, họ cố gằng tìm bằng chứng phe Đồng Minh đã sử dụng khí độc trước. Tháng 8/1914, quân Pháp sử dụng lựu đạn khí trên chiến trường. Sau đó truyền thông đã nói Pháp sử dụng chất lỏng đặc biệt bên trong các đầu đạn để sau khi phát nổ, sinh ra khí gây chết người. Điều này đã thu hút được sự chú ý của phát xít Đức về quá trình phát triển và triển khai vũ khí hóa học của Pháp.

Một cuộc tấn công của Pháp làm các binh sĩ Đức thiệt mạng do ngạt thở, ngay lập tức, các bằng chứng được đem về phân tích một cách gấp gáp. Các chuyên gia Đức đã kết luận Pháp sử dụng khí độc để tấn công họ, vì vậy Bộ tư lệnh của phát xít Đức đã quyết định họ có thể tự do sử dụng vũ khí hóa học để chống lại quân Đồng Minh.

Ngày 22/4/1915, Đức phát động cuộc tấn công bằng khí Clo nhằm vào quân Đồng Minh tại Ypres, điều này đã khiến thế giới kinh ngạc. Tất cả đều đổ tội cho phát xít Đức phá vỡ Công ước Hague. Tuy nhiên, phía Đức đã phản kháng, họ nói Pháp đã phá vỡ các quy ước trước đồng thời Đức sử dụng chất độc bơm ra từ các xilanh chứ không phải để trong đầu đạn như công ước cấm.

Kể từ đó đến khi kết thúc cuộc chiến, Đức liên tục sử dụng khí độc để tấn công quân Đồng Minh. Các hóa chất họ sử dụng được chế tạo để tiêu diệt, làm tổn thương nặng và tê liệt các binh sĩ đối phương. Ngoài ra, khi sử dụng các hóa chất, quân Đức cũng cầm chân được phe Đồng Minh, không tiếp cận được với các căn cứ, cơ sở vật chất.

Cách đối phó của quân Đồng Minh

Đối với các binh sĩ phe Đồng Minh, thiết bị không thể thiếu của họ là mặt nạ phòng độc. Sau khi Đức sử dụng khí độc, phe Đồng Minh đã bắt buộc phải tìm cách cung cấp mặt nạ cho toàn bộ binh sĩ của mình.

Tuy nhiên, Đức cũng không hề thua kém khi họ đã phát triển ra loại khí độc vô hiệu hóa được các mặt nạ khí đó. Loại hóa chất mới được sử dụng trong đợt tấn công đầu, chúng là tắc đường dẫn khí khiến các binh sĩ bắt buộc phải tháo mặt nạ để hít thở. Đây chính là thời điểm luồng khí thứ 2 được phun ra. Các binh sĩ khi đó sẽ không còn khả năng phòng thủ và nhanh chóng bị kết liễu.

Bất cứ khi nào phát xít Đức cho ra đời một loại khí độc mới, các nhà khoa học của phe Đồng Minh phải vò đầu nghiên cứu để sản xuất được loại mặt nạ phù hợp. Không chỉ tránh độc, các mặt nạ còn phải đảm bảo sự thoải mái, không bị khuất tầm nhìn, hít thở dễ dàng, bền và đủ khả năng cho các binh sĩ giao tiếp với nhau.

Tuy nhiên, để cho ra đời được loại mặt nạ mới phải mất vài tháng nghiên cứu và thử nghiệm. Dù vậy phe Đồng Minh vẫn là những người đi trước phát xít Đức trong cuộc chiến hóa học. Ngoài việc liên tục nghiên cứu, đưa ra những mẫu mặt nạ mới, các nước Đồng Minh còn có lợi thế vì được sử dụng các vật liệu, hóa chất chất lượng cao.

Ngược lại, phe Đức cũng phải trang bị mặt nạ cho quân đội của mình nhưng thiếu thốn trong thời chiến khiến họ không cho ra đời những sản phẩm chất lượng. Điều này đã khiến các nhà khoa học Đức phải e dè trong việc phát triển vũ khí hóa học vì nếu không cẩn thận, người chịu hậu quả lại chính là binh sĩ Đức.

Hậu quả nặng nề

Theo thống kê của một số nhà sử học, số lượng người thiệt mạng do Đức sử dụng các khí độc vào khoảng từ 300.000 - 900.000 người. Các quốc gia phe Đồng Minh có số lượng tử vong khác nhau, trong đó cao nhất là Nga và thấp nhất là Mỹ.

Tuy nhiên, các con số thương vong đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Sở dĩ có điều đó vì các binh sĩ đã lợi dụng các vụ tấn công khí độc như một cái cớ để họ có thể tạm rút khỏi tiền tuyến, về điều trị ở các bệnh viện phía sau bằng cách giả vờ trúng độc.

Trong cuộc chiến này, số lượng tử vong vì khí độc cao nhất rơi vào giai đoạn đầu, khi mà cả 2 bên đều chưa quen với chiến tranh hóa học. Đến cuối Thế chiến I, các biện pháp phòng thủ và điều trị đã được cải thiện đáng kể nên số thương vong giảm xuống đáng kể.

Xem thêm
Khai trừ Đảng hiệu trưởng cắt xén khẩu phần ăn của học sinh

LÀO CAI Huyện ủy Bắc Hà thi hành kỷ luật đối với ông Trần Ngọc Hà, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thái Nguyên trợ giúp trên 3.000 người có hoàn cảnh khó khăn trong Tháng Nhân đạo năm 2024

Trong Tháng Nhân đạo năm 2024, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu xây dựng 20 công trình nhân đạo, trợ giúp trên 3.000 lượt người có hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều hình thức.