| Hotline: 0983.970.780

Lục địa ngầm dưới biển

Thứ Năm 28/01/2010 , 10:58 (GMT+7)

Có phải còn có những lục địa ngầm dưới biển sâu phải không?

* Có phải còn có những lục địa ngầm dưới biển sâu phải không?

Đặng Kim Phong, TP. Vũng Tàu

Châu lục là khái niệm của địa chính trị và nó mang ý nghĩa chính trị, lịch sử nhiều hơn. Một châu lục là tổ hợp lớn về đất đai, trên đó có nhiều quốc gia với các phần diện tích thuộc cả đại lục lẫn các đảo xung quanh (nếu có).

"Mu” là tên của một lục địa ngầm giả thuyết đã biến mất, được cho là đã từng ở trên Thái Bình Dương trước khi chìm sâu xuống đáy nước, giống như là lục địa Atlantis, cũng có khi được gọi là lục địa Lemuria. Cộng đồng khoa học nói chung chấp nhận lý thuyết kiến tạo lục địa đã kết thúc các niềm tin trong công chúng trước đây về các lục địa đã bị chìm xuống nước. Thuyết kiến tạo lục địa giải thích rằng các lục địa được tạo thành từ loại đá nhẹ hơn SiAl (silicon/nhôm) nổi trên các loại đá SiMg (silicon/magnesium) nặng hơn tạo thành đáy của đại dương. Không có bằng chứng nào về đá SiAl trên nền của Thái Bình Dương.

* Xin cho biết thông tin và địa chỉ của nhà văn Sơn Tùng?

Đinh Hồng Minh, Mỹ Đức, Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò đã bị phá đi phần lớn để xây Tháp Hà Nội. Tuy nhiên vẫn giữ lại một phần để làm di tích lịch sử, giống như các di tích chiến tranh Chống Mỹ cứu nước là địa đạo Củ Chi, địa đạo Vĩnh Mốc. Nhân dân đều có thể đến tham quan và có người hướng dẫn thuyết minh tại chỗ.

Nhà văn Sơn Tùng sinh ra và lớn lên ở làng quê nghèo xứ Nghệ, nơi có những nhà nho với củ khoai củ sắn, chữ đầy bồ. Chính sự giản dị, thanh cao nhưng đầy nhân cách của lớp trí thức đi trước đã để lại cho Sơn Tùng những ấn tượng đẹp đẽ. Sơn Tùng nổi tiếng qua các tác phẩm viết về Bác Hồ. Đó chính là thành quả của mồ hôi, nước mắt bao lần ông lặn lội vào Nam, ra Bắc để tìm những tư liệu quý báu về Bác.

Ông đã tìm đến cả những người sống cùng thời với Bác. Họ đã kể cho ông nghe những câu chuyện về tuổi thơ, về những năm tháng đầu tiên người thanh niên trẻ Nguyễn Sinh Cung còn ấp ủ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc. Được tiếp xúc, gặp gỡ những người như thế mới tìm được nguồn tư liệu quý báu mà không bút sách nào có được. Ấy thế mà khi ông công bố rằng mình biết 141 cái tên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dùng trong sự nghiệp cách mạng thì không ai tin và cho rằng Bác không thể có nhiều tên như thế được. Người ta chỉ thừa nhận ông đúng cho đến khi bao nhiêu nhà sử học, nhà nghiên cứu dày công tìm tòi và tìm ra được 173 cái tên Bác đã từng dùng trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng.

Bây giờ, tuổi đã ngoài 80, hằng ngày, từ 1 giờ cho đến 3 giờ sáng ông lại thức dậy, thắp hương lên bàn thờ phật, bàn thờ thờ những danh nhân văn hóa như cụ Nguyễn Trãi, cụ Nguyễn Du, Bác Hồ… và lặng lẽ ngồi thiền. Trong căn phòng khách treo đầy ảnh Bác Hồ, ngày ngày ông vẫn tiếp rất nhiều khách tới chơi. Ông vẫn ấp ủ những kế hoạch cuối cùng của cuộc đời mình, đó là những tác phẩm về Bác, những tác phẩm về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà ông tham gia và cả những mẩu chuyện về xứ Nghệ, nơi ông sinh ra và lớn lên.

Về địa chỉ của nhà văn Sơn Tùng theo nhà văn Ma Văn Kháng thì bạn có thể gọi ĐT theo số 043-8515988.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm